Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc

Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc

050104

Thông tin tổng quát

Tên tiếng Trung :
中国少数民族语言文学
Hệ Thạc sĩ :
3 năm
Hệ Đại học :
4 năm
Nhóm ngành cấp 1 :
05 文学
Nhóm ngành cấp 2 :
0501 中国语言文学类
Mã chuyên ngành :
050104
Tên tiếng Anh :
Chinese Ethnic Language and Literature

Giới thiệu chuyên ngành

Chuyên ngành Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc

Trung Quốc – một quốc gia với nền văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. 56 dân tộc trong đó bao gồm dân tộc Hán và 55 dân tộc thiểu số, mỗi một dân tộc lại mang trong mình những nét văn hóa và ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của dân tộc mình. Cùng với đó Ngành Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc ngày càng thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo học. Vậy ngành học này là gì, chúng ta sẽ được trang bị những kiến thức gì và cơ hội của việc làm của ngành này ra sao? Hôm nay hãy cùng Riba chúng mình đi khám phá ngành học này nhé!

Văn Học Ngôn Ngữ Các Dân Tộc Thiểu Số Trung Quốc

Thế nào là ngành Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc

– Đây là một ngành học sẽ trang bị cho chúng ta một nền tảng, hệ thống kiến thức toàn diện về ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Chúng ta sẽ được đi tìm hiểu các nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc vùng miền của từng dân tộc. Ví dụ như chúng ta sẽ được đắm chìm trong không gian văn hóa Tây Tạng, với những phong tục tập quán vô cùng thú vị. Ở đây thay vì chôn cất hay hỏa táng người Tây Tạng lựa chọn hình thức điểu táng hay còn gọi thiên táng để tiễn đưa người đã mất. Người Tây Tạng hiện nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp của trang phục truyền thống, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ quấn váy màu đậm ở ngoài áo cánh, điểm xuyết thêm những phụ kiện làm từ nhiều loại đá khác nhau.

– Ngành học này chúng ta sẽ học các môn học như: Tiếng Hán cổ đại, tiếng Hán hiện đại, khái niệm về ngành ngôn ngữ học, khái niệm về ngành văn học, văn học cổ đại Trung Quốc, văn học đương đại Trung Quốc, văn học nước ngoài, phương ngữ của các dân tộc thiểu số, ngữ pháp ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, văn học của các dân tộc thiểu số, văn học dân gian, ngôn ngữ và văn hóa, thu thập và phân tích dữ liệu ngôn ngữ, ….

Mục tiêu đào tạo ngành học

– Đây là một ngành học sẽ cung cấp cho chúng ta có cái nhìn đa chiều về ngôn ngữ, các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng miền bao gồm tiếng nói, phong tục tập quán, truyền thống, bản sắc của các đồng bào dân tộc Trung Hoa. Từ đó cung cấp thêm nguồn kiến thức cơ bản về những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cần được quan tâm và bảo tồn

– Ngành này còn cung cấp cho các bạn sinh viên có cái nhìn tổng thể, sâu sắc về các di sản văn hóa gắn với từng dân tộc, giúp chúng ta nắm bắt rõ hơn về phong tục, tập quán lối sống của từng vùng miền, từ đó hiểu biết hơn về những nét văn hóa cũng như lối tư duy của từng dân tộc.

– Sinh viên tốt nghiệp sẽ nắm bắt được đầy đủ kiến thức nền tảng, có đầy đủ năng lực để đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như truyền thông, giáo dục, các cơ quan chính phủ, các tổ chức văn hóa dân tộc hay tiến hành nghiên cứu sâu hơn về văn hóa, phong tục tập quán của vùng miền

Hỗ Trợ Tự Apply Học Bổng Trung Quốc

Chuẩn đầu ra của ngành học

– Sinh viên theo học ngày này nắm bắt được kiến thức và trau dồi được các kĩ năng sau đây:

+ Nắm bắt được nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và lí luận cơ bản liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa của từng dân tộc thiểu số Trung Quốc

+ Nắm bắt được kiến thức cơ bản của chuyên ngành và các kiến thức liên quan bổ sung như lịch sử, triết học, nghệ thuật, tâm lí học, giáo dục học, ngành quản lí tài chính, ngành logic học, ngành dân tộc học, vv

+ Năng lực ngôn ngữ tốt, nắm bắt được các phương châm, chính sách và các quy định của chính phủ Trung Quốc có liên quan đến văn tự ngôn ngữ dân tộc và nghệ thuật văn tự Trung Quốc.

+ Nắm bắt được phương hướng phát triển của ngành học và trau dồi năng lực nghiên cứu đối với các lĩnh vực có liên quan.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành “Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc ” , chúng ta có thể làm việc tại:

+ Các cơ quan nghiên cứu và quản lí về dân tộc: Từ Trung Ương đến cấp địa phương như Ban dân tộc, Tôn giáo, phòng văn hóa thể thao du lịch tại địa phương, xã, huyện, tỉnh, nhà văn hóa cộng đồng tại Trung Quốc

+ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa như: Viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm, Bảo tàng dân tộc, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Văn hóa, Trung tâm dân tộc học, Viện văn hóa nghệ thuật, vv

+ Công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch: hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch tại các khu vui chơi,khu du lịch, bảo tàng văn hóa các dân tộc thiểu số Trung Quốc

+ Phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh và tiếng nói của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, tham gia lên kịch bản, lên ý tưởng, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay dẫn chương trình về bảo tồn di sản văn hóa đang ngày càng bị mai một.

Tố chất cần thiết để theo đuổi ngành học

+ Có khả năng nghiên cứu, biết cách sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc

+ Nắm vững được các kỹ năng về việc lên kế hoạch, tổ chức các họat động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số.

+ Có khả năng nói thành thạo ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng công tác.

+ Có lập trường, tư tưởng vững chắc, thái độ nghiêm, túc kiên trì trong công việc.

+ Biết cách tôn trọng và học hỏi nhân văn về nền văn hóa của 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.

STTTên tiếng TrungTên tiếng Việt
1思想道德修养与法律基础Tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và nền tảng pháp luật
2新疆历史与民族宗教理论政策教程Khóa học về lý thuyết chính sách tôn giáo và lịch sử dân tộc Tân Cương
3中国近现代史纲要Sơ lược lịch sử cận đại Trung Quốc
4马克思主义基本原理Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
5毛泽东思想和中国特色社会主义理 论体系概论Giới thiệu về tư tưởng Mao Trạch Đông và hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
6思想政治理论课综合实践Thực hành toàn diện khóa học lý luận chính trị và tư tưởng
7形势与政策教育Giáo dục tình hình và chính sách
8形势与政策教育Giáo dục tình hình và chính sách
9大学生心理健康教育Giáo dục sức khỏe tâm thần cho sinh viên đại học
10数学文化Văn hóa toán học
11大学计算机基础Khoa học máy tính cơ bản
12多媒体技术及应用Công nghệ đa phương tiện và ứng dụng
13信息检索与利用Truy xuất và sử dụng thông tin
14军事与国防教育Giáo dục quân sự và quốc phòng
15体育知识Kiến thức thể thao
16体能Thể dục thể chất
17体育技能(一)Nghiên cứu “Tác phẩm được chọn”
18体育技能(二)Nghiên cứu về “Tóm tắt của Siku Quanshu”
19创新创业基础Nghiên cứu về truyền thuyết thời tiền Tần
20大学生职业发展与就业指导Nghiên cứu văn học Hán và Đường
21文学与创作Nghiên cứu các tài liệu cổ địa phương Đông Bắc
22文化与历史Nghiên cứu văn học Phật giáo
23创新创业教育Nghiên cứu Văn học Đạo giáo
24第二课堂成绩单Nghiên cứu văn học
25自然科学Nghiên cứu về văn học tiểu thuyết cổ đại
26版本目录学研究Nghiên cứu danh mục
27校勘辑佚学研究Nghiên cứu đối chiếu và thất lạc
28中国少数民族语言文学专业概论Kỹ năng thể thao (1)
29语言学概论Kỹ năng thể thao (2)
30现代汉语(一)Nền tảng đổi mới và khởi nghiệp
31现代汉语(二)Hướng dẫn việc làm và phát triển nghề nghiệp của sinh viên đại học
32文学概论Văn học và sáng tạo
33古代汉语Văn hóa và lịch sử
34中国古代文学Giáo dục đổi mới và khởi nghiệp
35中国现当代文学Bảng điểm hạng hai
36外国文学Khoa học Tự nhiên
37大学写作Nghiên cứu danh mục
38维吾尔语言文学Nghiên cứu đối chiếu và thất lạc
39基础维吾尔语(一)Giới thiệu về Ngôn ngữ và Văn học thiểu số Trung Quốc
40基础维吾尔语(二)Giới thiệu về Ngôn ngữ học
41基础维吾尔语(三) Tiếng Trung hiện đại (1)
42基础维吾尔语(四)Tiếng Trung hiện đại (2)
43维吾尔语听力(一)Giới thiệu về Văn học
44维吾尔语听力(二)Nghe Duy Ngô Nhĩ (2)
45维吾尔语听力(三)Nghe Duy Ngô Nhĩ (3)
46维吾尔语口语(一)Nói Duy Ngô Nhĩ (1)
47维吾尔语口语(二) Nói Duy Ngô Nhĩ (2)
48维吾尔语口语(三)Nói Duy Ngô Nhĩ (3)
49维吾尔语口语(四)Nói Duy Ngô Nhĩ (4)
50维吾尔语语法Ngữ pháp tiếng Duy Ngô Nhĩ
51中级维吾尔语(一)Duy Ngô Nhĩ trung cấp (1)
52 中级维吾尔语(二)Duy Ngô Nhĩ trung cấp (2)
53中级维吾尔语(三) Duy Ngô Nhĩ trung cấp (3)
54中级维吾尔语(四)Duy Ngô Nhĩ trung cấp (4)
55高级维吾尔语 Duy Ngô Nhĩ nâng cao
56高级维吾尔语 Duy Ngô Nhĩ nâng cao
57教学实践专项训练Giảng dạy thực hành đào tạo đặc biệt
58语言实习Thực tập ngôn ngữ
59维吾尔语与汉语翻译口译及笔译Bản dịch tiếng Uyghur và tiếng Trung và bản dịch viết
60维吾尔谚语与文化Tục ngữ và văn hóa Duy Ngô Nhĩ
61维吾尔族文学史Lịch sử Văn học Duy Ngô Nhĩ
62维吾尔语言概论Giới thiệu về ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ
63维吾尔作家作品专题研究Nghiên cứu đặc biệt về các tác phẩm của các nhà văn Duy Ngô Nhĩ
64维吾尔语进阶阅读Đọc nâng cao bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ
65维吾尔语会话训练Đào tạo trò chuyện Duy Ngô Nhĩ
66维吾尔语视听训练Đào tạo nghe nhìn Duy Ngô Nhĩ
67维吾尔语报刊阅读Đọc báo Duy Ngô Nhĩ
68汉维词汇对比专题Chủ đề so sánh từ vựng tiếng Trung-Duy Ngô Nhĩ
69维吾尔语写作Văn bản của người Duy Ngô Nhĩ
70维汉翻译实训Đào tạo phiên dịch tiếng Duy Ngô Nhĩ-Trung
71语音学Ngữ âm
72维汉语言比较专题Chủ đề đặc biệt về so sánh tiếng Uyghur và tiếng Trung
73维吾尔影视作品赏析Thưởng thức các tác phẩm điện ảnh và truyền hình của Duy Ngô Nhĩ
74维吾尔文学作品选读Các bài đọc chọn lọc của Văn học Duy Ngô Nhĩ
75中国少数民族民间文学Văn học dân gian thiểu số Trung Quốc
76计算机文字处理Xử lý văn bản máy tính
77教学法Phương pháp giảng dạy
78考研英语Tiếng Anh sau đại học
79毕业论文Luận văn tốt nghiệp

Top các trường đào tạo ngành Văn học ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Trung Quốc

Xếp hạngTên trườngTên trường tiếng ViệtĐánh giá
1中央民族大学Đại học Dân tộc Trung ương5★
2清华大学Đại học Thanh Hoa5★
3四川大学Đại học Tứ Xuyên5★-
4陕西师范大学Đại học Sư phạm Thiểm Tây5★-
5南开大学Đại học Nam Khai4★
6云南大学Đại học Vân Nam4★
7西北民族大学Đại học Dân tộc Tây Bắc 4★
8西南民族大学Đại học Dân tộc Tây Nam 4★
9上海师范大学Đại học Sư phạm Thượng Hải3★
10暨南大学Đại học Tế Nam3★
11首都师范大学Đại học Sư phạm Thủ đô3★
12黑龙江大学Đại học Hắc Long Giang3★
13广西师范大学Đại học Sư phạm Quảng Tây3★
14内蒙古大学Đại học Mông Cổ3★
15中南民族大学Đại học Dân tộc Nam Trung bộ3★
16西藏大学Đại học Tây Tạng3★
17新疆师范大学Đại học Sư phạm Tân Cương3★
18内蒙古师范大学Đại học Sư phạm Nội Mông3★
19西南大学Đại học Tây Nam3★
Facebook
Twitter
Email
Banner Hoi Du Hoc Sinh 2025

Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection By Dmca.com

Admin: Trần Ngọc Duy

Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc

Yêu Tiếng Trung

Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc

Tổng quan

447 Views
0 Rating
0 Favorite
0 Share

Ngành cấp 1

Nhóm ngành cấp 2