Có nên học ngành Hán ngữ đang là câu hỏi mà nhiều bạn yêu thích văn hóa, lịch sử của đất nước này đang băn khoăn và thắc mắc. Đối với những bạn đang ấp ủ trong mình ước mơ du học, thì việc hiểu rõ ngành nghề để đưa ra con đường học tập tốt nhất cho tương lai là điều rất quan trọng. Để giải đáp thắc mắc của các bạn, hôm nay #laizhongguoliuxue sẽ phân tích cho chúng ta thấy rõ chương trình đào tạo của ngành Hán ngữ , mục tiêu của ngành học và cơ hội việc làm sau này của ngành học. Hãy cùng đi khám phá với chúng mình nhé!
– Ngành Hán ngữ là một ngành học sẽ trau dồi cho chúng ta hệ thống kiến thức và kỹ năng chuyên môn về Hán ngữ và văn học Trung Quốc, đồng thời rèn luyện cho chúng ta có đủ năng lực để tham gia vào việc giảng dạy và nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học và các phòng ban liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ học trong và ngoài nước.
– Chuyên ngành này tập trung vào việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung trong và ngoài nước, đồng thời yêu cầu sinh viên phải có khả năng vận dụng Hán tự vững vàng, cũng như có được nền tảng kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực như văn học, lịch sử và triết học.
– Ngành học này chúng ta sẽ học các môn học như : Giới thiệu về ngôn ngữ học, tiếng Trung hiện đại, tiếng Trung cổ đại, Nhập môn văn học, Lịch sử văn học Trung Quốc, Lịch sử ngôn ngữ học Trung Quốc, Ngôn ngữ học tính toán, Lịch sử ra đời tiếng Hán, Âm vị học, Điều tra phương ngữ Trung Quốc, Logic học, Ngôn ngữ học Âu Mỹ, Ngữ âm thực nghiệm , Xử lý thông tin Trung Quốc, v.v.
Sinh viên của chuyên ngành này chủ yếu học lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ học và văn học Trung Quốc, được đào tạo cơ bản về tư duy lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, đồng thời nắm vững các khả năng cơ bản về điều tra, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung trong và ngoài nước.
– Để học ngành Hán ngữ cũng như các ngành ngôn ngữ khác trên thế giới chúng ta đều cần phải phải có sự chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, bởi học ngôn ngữ không phải là chỉ học ngày một ngày hai mà thành thạo mà nó là cả một quá trình tiếp thu và học hỏi, muốn học giỏi ngành Hán ngữ chúng ta phải có niềm đam mê với tiếng Hán, yêu thích, đam mê khám phá văn hóa, phong tục tập quán của Trung Quốc.
– Tiếng Trung là một ngôn ngữ tượng hình trong khi tiếng Việt của chúng ta lại là ngôn ngữ tượng thanh, việc viết chữ Hán ban đầu sẽ gặp không ít khó khăn, cần chúng ta phải có sự kiên trì, nhẫn nại, tập viết hàng ngày không ngừng tích lũy và học hỏi.
Có thể thấy trong xã hội hiện đại, ngoại ngữ trở thành môn học vô cùng cần thiết, là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Việc học ngoại ngữ sẽ giúp cho chúng ta có lối sống phong phú hơn và tìm được công việc phù hợp hơn sau này.
Như chúng ta đã biết, tiếng Trung là ngôn ngữ có lượng người sử dụng lớn nhất trên thế giới, điều này cho thấy cơ hội việc làm của ngành này đem lại là cực kì lớn. Có thể thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Thống kê gần đây của cục Đầu tư nước ngoài cho biết, thị trường xuất khẩu Việt Nam – Trung Quốc tăng nhanh chóng từ năm 2014. Trong những năm trở lại đây,Trung Quốc đang là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó lượng khách du lịch Trung Quốc, Đài Loan đến Việt Nam du lịch cũng không ngừng tăng mạnh qua từng năm . Điều này sẽ đem lại cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên theo học ngành Hán ngữ
Hiện nay các công ty, tập đoàn lớn, khu công nghiệp đang ráo riết tìm kiếm nguồn nhân lực sử dụng thành thạo tiếng Trung để phục vụ công việc. Việc thiếu hụt các phiên dịch viên, thông dịch viên, nhân sự quản lí ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực tăng liên tục trong vài năm trở lại đây
Trung Quốc hiện đang được ví như công xưởng của thế giới, khi mà Trung Quốc ra sức đẩy mạnh đầy tư vào các nước, các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp của Trung Quốc có trụ sở ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trung Quốc hiện đang là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, cơ hội việc làm mở ra cho sinh viên theo học ngành Hán ngữ là cực kì rộng mở, chúng ta có thể lựa chọn một trong những công việc sau:
1. Giảng dạy tiếng Trung
– Hiện nay các trung tâm Tiếng Trung mở ra ngày càng nhiều, chúng ta có thể lựa chọn dạy tiếng Trung ở các trung tâm, hay giảng viên tại các trường Đại học có chuyên ngành Hán ngữ như Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thương Mại, Đại học Mở, vv
– Hay nếu chúng ta lựa chọn tìm kiếm công việc ở Trung Quốc thì ở các thành phố lớn , trong đó các thành phố phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu
2. Biên, phiên dịch viên
Hiện nay các công ty, khu công nghiệp Trung Quốc mọc lên càng ngày càng nhiều. Không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng hay thành phố Hồ Chí Minh mà các tỉnh lẻ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định các xí nghiệp Trung Quốc cũng mọc lên như nấm. Nhu cầu tìm biên phiên dịch cho các công ty này là vô cùng cần thiết và cấp bách.
3. Hướng dẫn viên du lịch
Hiện nay lượng khách Trung Quốc, Đài Loan đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều. Vì thế nhu cầu tìm nguồn hướng dẫn viên du lịch cũng theo đó mà tăng lên.Mặt khác chúng ta cũng có thể dẫn tour du lịch từ Việt Nam sang Trung Quốc du lịch.
4. Làm việc trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu
Hiện nay hoạt động giao thương xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam không ngừng được đẩy mạnh. Vì thế cần một nguồn nhân lực dồi dào trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng ta hoàn toàn có thể xin vào làm tại các công ty có hoạt động Xuất nhập khẩu giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam
5. Tự buôn bán hàng
Nếu chúng ta là tín đồ mua hàng online, chắc hẳn không còn quá xa lạ với hàng Quảng Châu hay order Taobao. Quảng Châu chính là đầu mối phân phối nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú cho các thương lái Việt Nam. Do đó nếu thành thạo Tiếng Trung chúng ta có thể trao đổi chia sẻ với bên bán một cách thuận lợi và đem về nguồn thu nhập cũng khá là cao.
STT | Tên tiếng Trung | Tên tiếng Việt |
1 | 思想道德修养与法律基础 | Tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và nền tảng pháp luật |
2 | 中国近现代史纲要 | Sơ lược lịch sử cận đại Trung Quốc |
3 | 马克思主义基本原理概论 | Giới thiệu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác |
4 | 毛泽东思想和中国特色社会主义理论体系概论 | Giới thiệu về tư tưởng Mao Trạch Đông và hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc |
5 | 形势与政策 | Tình hình và Chính sách |
6 | 大学英语 | Tiếng anh đại học |
7 | 大学体育 | thể thao trong trường đại học |
8 | 计算机文化基础 | Tổ chức Văn hóa Máy tính |
9 | 职业生涯规划及就业指导 | Lập kế hoạch nghề nghiệp và hướng dẫn việc làm |
10 | 创新创业基础 | Nền tảng đổi mới và khởi nghiệp |
11 | 大学生心理健康教育与咨询 | Tư vấn và giáo dục sức khỏe tâm thần cho sinh viên đại học |
12 | 军事理论与军事训练 | Lý thuyết quân sự và huấn luyện quân sự |
13 | 劳动教育 | Giáo dục lao động |
14 | 教师职业技能训练 | Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp giáo viên |
15 | 心理学基础 | Nền tảng tâm lý |
16 | 中学教育学基础 | Cơ bản về Giáo dục Trung học |
17 | 中学生心理辅导 | Tư vấn tâm lý cho học sinh THCS |
18 | 教育心理学 | Tâm lý giáo dục |
19 | 德育与班级管理 | Giáo dục đạo đức và quản lý lớp học |
20 | 现代教育技术 | Công nghệ giáo dục hiện đại |
21 | 教师专业发展与职业道德 | Phát triển nghề nghiệp giáo viên và đạo đức nghề nghiệp |
22 | 音乐基础与鉴赏 | Nền tảng âm nhạc và sự đánh giá |
23 | 美术基础与鉴赏 | Nền tảng nghệ thuật và sự đánh giá cao |
24 | 语文学科教学论 | Lý thuyết giảng dạy tiếng Trung |
25 | 中学语文课程标准与教材分析 | Phân tích các tiêu chuẩn khóa học và tài liệu giảng dạy tiếng Trung ở trường trung học |
26 | 中学语文教学专题 | Các chủ đề về giảng dạy tiếng Trung ở trường trung học cơ sở |
27 | 中学名师示范课 | Lớp trình diễn dành cho giáo viên trung học cơ sở |
28 | 中学语文说课训练 | Đào tạo nói tiếng trung trung học |
29 | 课堂观察与课堂教学评价 | Quan sát trong lớp học và Đánh giá việc giảng dạy trong lớp học |
30 | 中学语文阅读指导课程开发 | Phát triển khóa học hướng dẫn đọc tiếng Trung ở trường trung học |
31 | 中学语文校本课程开发 | Phát triển chương trình giảng dạy dựa trên trường trung học tiếng Trung |
32 | 中学语文课型研究 | Nghiên cứu về loại khóa học tiếng Trung ở trường trung học |
33 | 文学概论 | Giới thiệu về Văn học |
34 | 古代汉语 | Trung Hoa cổ đại |
35 | 现代汉语 | Trung Quốc hiện đại |
36 | 大学写作 | Viết đại học |
37 | 语言学概论 | Giới thiệu về Ngôn ngữ học |
38 | 中国古代文学 | Văn học cổ đại Trung Quốc |
39 | 中国现代文学 | Văn học Trung Quốc hiện đại |
40 | 中国当代文学 | Văn học đương đại Trung Quốc |
41 | 外国文学 | văn học nước ngoài |
42 | 比较文学 | Văn học so sánh |
43 | 古代文学文献学 | Văn học văn học cổ đại |
44 | 中国文学批评史 | Lịch sử phê bình văn học Trung Quốc |
45 | 西方文论 | Lý thuyết văn học phương Tây |
46 | 马克思主义文论 | Lý luận văn học của Mác |
47 | 美学 | tính thẩm mỹ |
48 | 逻辑学 | Logic học |
49 | 文艺心理学 | Tâm lý học văn học |
50 | 文学批评方法论 | Phương pháp luận phê bình văn học |
51 | 女性文学批评 | Phê bình văn học nữ |
52 | 《文心雕龙》研究 | Nghiên cứu về “Wen Xin Diao Long” |
53 | 艺术思维学 | Tư duy nghệ thuật |
54 | 民俗文化学 | Văn hóa dân gian |
55 | 民间文学 | Văn học dân gian |
56 | 汉语史 | Lịch sử Trung Quốc |
57 | 音韵学 | Âm vị học |
58 | 训诂学 | Exegetics |
59 | 文字学 | văn chương |
60 | 《诗经》研究 | Nghiên cứu “Sách của các bài hát” |
61 | 庄子研究 | Nghiên cứu Zhuangzi |
62 | 史记研究 | Nghiên cứu hồ sơ lịch sử |
63 | 中国现代文学研究新方法论 | Phương pháp luận mới của nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại |
64 | 西方现代派文学专题 | Các chủ đề về Văn học Hiện đại Phương Tây |
65 | 应用文写作 | Viết thực tế |
66 | 申论 | Bình luận |
67 | 现代诗歌欣赏与写作 | Đánh giá và viết thơ hiện đại |
68 | 创意创作 | Sáng tạo |
69 | 论文写作训练 | Đào tạo viết luận |
70 | 中国文化概论 | Giới thiệu về văn hóa Trung Quốc |
71 | 演讲与口才 | Diễn thuyết và tài hùng biện |
72 | 诗词格律 | Thơ |
73 | 方言学 | Biện chứng học |
74 | 中国神话研究 | Nghiên cứu Thần thoại Trung Quốc |
75 | 杜甫研究 | Nghiên cứu Du Fu |
76 | 白居易研究 | Bai Juyi Research |
77 | 唐代小说研究 | Nghiên cứu tiểu thuyết thời Đường |
78 | 元明清戏曲欣赏 | Yuan Ming Qing Opera Sự đánh giá cao |
79 | 秦东当代作家课堂 | Tần Đông Lớp nhà văn đương đại |
80 | 秦东戏曲文化研究 | Nghiên cứu về văn hóa Opera của Tần Đông |
81 | 沈从文研究 | Nghiên cứu Shen Congwen |
82 | 莎士比亚研究 | Nghiên cứu Shakespeare |
83 | 新闻采写基础与实训 | Thông tin cơ bản về viết tin tức và đào tạo |
84 | 专业拓展课程 | Khóa học phát triển chuyên nghiệp |
85 | 专业必读书目阅读 | Bài đọc chính phải đọc |
86 | 教育见习 | Thực tập sinh |
87 | 教育实习 | Thực hành giáo dục |
88 | 教育研习 | Nghiên cứu giáo dục |
89 | 毕业论文 | Luận văn tốt nghiệp |
STT | Tên môn học Tiếng Trung | Tên môn học Tiếng Việt |
1 | 中国特色社会主义理论与实践研究 | Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc |
2 | 马克思主义与社会科学方法论 | Chủ nghĩa Mác và Phương pháp luận Khoa học Xã hội |
3 | 外国语 | Ngoại ngữ |
4 | 研究伦理与学术规范 | Đạo đức nghiên cứu và các chuẩn mực học thuật |
5 | 公共选修课1 | Khóa học tự chọn chung 1 |
6 | 语言研究理论与方法 | Lý thuyết và Phương pháp Nghiên cứu Ngôn ngữ |
7 | 文字学基础理论 | Lý thuyết cơ bản của Ngữ văn |
8 | 汉语言学史 | Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc |
9 | 现代汉语语法专题研究 | Nghiên cứu chủ đề đặc biệt về ngữ pháp tiếng Trung hiện đại |
10 | 古文字学论著选读 | Các bài đọc chọn lọc về văn học cổ đại Trung Quốc |
11 | 专业外语 | Ngoại ngữ chuyên ngành |
12 | 文字学论著选读 | Các bài đọc được chọn lọc về Hán tự |
13 | 汉字专题研究 | Chuyên đề nghiên cứu Hán tự |
14 | 训诂学 | Exegetics |
15 | 汉语史 | Lịch sử Hán ngữ |
16 | 语言范畴研究 | Nghiên cứu danh mục ngôn ngữ |
17 | 普通文字学 | Ngữ văn đại cương |
Xếp hạng | Tên trường | Tên trường tiếng Việt | Đánh giá |
1 | 北京师范大学 | Đại học Sư phạm Bắc Kinh | 5★ |
2 | 北京语言大学 | Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh | 5★ |
3 | 四川大学 | Đại học Tứ Xuyên | 5★ |
4 | 华东师范大学 | Đại học Sư Phạm Hoa Đông | 5★ |
5 | 南京大学 | Đại học Nam Kinh | 5★ |
6 | 复旦大学 | Đại học Phúc Đán | 4★ |
7 | 首都师范大学 | Đại học Sư phạm Thủ đô | 4★ |
8 | 中山大学 | Đại học Trung Sơn | 4★ |
9 | 北京大学 | Đại học Bắc Kinh | 4★ |
10 | 南开大学 | Đại học Nam Khai | 4★ |
11 | 福建师范大学 | Đại học Sư phạm Phúc Kiến | 4★ |
12 | 上海师范大学 | Đại học Sư phạm Thượng Hải | 4★ |
13 | 武汉师范大学 | Đại học Sư phạm Vũ Hán | 4★ |
14 | 暨南师范大学 | Đại học Sư phạm Tế Nam | 4★ |
15 | 山东大学 | Đại học Sơn Đông | 4★ |
16 | 浙江大学 | Đại học Chiết Giang | 4★ |
17 | 吉林大学 | Đại học Cát Lâm | 4★ |
18 | 陕西师范大学 | Đại học Sư phạm Thiểm Tây | 4★ |
19 | 华中师范大学 | Đại học Sư phạm Hoa Trung | 4★ |
20 | 南京师范大学 | Đại học Sư phạm Nam Kinh | 4★ |
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc
Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc
Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc
Thông báo