Vật lý công nghệ là ngành có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chuyên ngành này. Nhiều năm trở lại đây, đi cùng với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thì Vật lý công nghệ dần dần được phổ biến hơn, đồng thời cũng đón nhận được đông đảo sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như thế hệ các bạn trẻ. Hôm nay hãy cùng Riba tìm hiểu về chuyên ngành này nhé!
I.Giới thiệu chuyên ngành
Vật lý công nghệ là gì?
Vật lý công nghệ là môn học có liên quan chặt chẽ đến hầu hết các ngành công nghiệp cũng như lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đây được đánh giá là ngành học có vai trò quan trọng đối với tiến bộ xã hội và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, vật lý công nghệ đang dần dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong quân sự, công nghệ vũ trụ, nông nghiệp, môi trường, sinh học, y học cũng như các lĩnh vực khác.
Vật lý công nghệ là một trong những ngành đào tạo giúp sinh viên có thể ứng dụng các nguyên lý từ nền tri thức toán học, vật lý…để tiến hành phân tích, giải thích các vấn đề có liên quan. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Vật lý công nghệ, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư vật lý.
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên hệ thống các kiến thức cơ bản về Vật lý công nghệ cũng như các ứng dụng công nghệ hạt nhân.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có năng lực chuyên môn để tham gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển, ứng dụng và quản lý công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các môn học chính
Đối với chuyên ngành Vật lý công nghệ, sinh viên sẽ được đào tạo thông qua các môn học sau: Khoa học và công nghệ hạt nhân, vật lý, khoa học công cụ, vật lý hạt nhân, cơ học lượng tử, cơ học thống kê, vật lý máy gia tốc, phát hiện bức xạ, điện tử hạt nhân, xử lý tín hiệu, thu nhận và xử lý thông tin hạt, bảo vệ bức xạ.
Yêu cầu đào tạo
Các yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay đang không ngừng cải thiện và nâng cao. Đối với một chuyên ngành thiên về kỹ thuật như là Vật lý công nghệ thì yêu cầu sẽ càng khắt khe hơn nữa. Họ không ngững yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn đòi hỏi cả về kỹ năng mềm, thực hành…Chính vì vậy mà sinh viên chuyên ngành này luôn phải không ngừng trau dồi, rèn luyện bản thân.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
-Nắm vững các kiến thức cơ bản về Vật lý công nghệ.
-Làm quen và sử dụng được các thành tựu công nghệ mới của các ngành liên quan để tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng.
-Nắm bắt được hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của ngành.
-Thông qua các thí nghiệm chuyên nghiệp, có thể hiểu rõ hơn về kỹ năng phân tích công nghệ kỹ thuật.
-Có kết quả nghiên cứu sáng tạo nhất định về một khía cạnh thuộc lĩnh vực chuyên môn.
-Có khả năng ứng dụng linh hoạt toàn diện những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn.
II. Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng tương lai
1. Cơ hội nghề nghiệp
Vật lý công nghệ là ngành học vô cùng hấp dẫn trong thời điểm hiện tại khi nó mang lại rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. Với số lượng công việc phong phú, sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích và năng lực bản thân. Một vài công việc mà sinh viên có thể đảm nhận như là:
-Kỹ sư nghiên cứu trong các doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên doanh nước ngoài.
-Kỹ sư vận hành máy móc.
-Cán bộ nghiên cứu đảm nhận viết các dự án, chính sách về khoa học công nghệ.
-Chuyên viên phân tích số liệu, mô phỏng số liệu trong các cơ sở doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
-Chuyên viên nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới ở các tập đoàn lớn như là Samsung, Hanel, Viettel, BoViet…
-Quản lý chất lượng sản phẩm máy móc.
-Giám sát quy trình sản xuất.
-Giảng viên tham gia giảng dạy bộ môn Vật lý công nghệ tại các trường cao đẳng, đại học trong nước. Đây có lẽ là một nghề nghiệp rất đáng trân quý nếu như bạn có niềm đam mê với bục giảng cũng như muốn truyền thụ lại kiến thức cho những thế hệ sau.
2. Mức lương ngành Vật lý công nghệ
-Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm sẽ khoảng 6-8,5 triệu/tháng.
-Đối với những người có kinh nghiệm làm việc cũng như tay nghề vững chắc thì mức lương sẽ dao động từ 9-15 triệu/tháng.
-Đối với những cá nhân tham gia làm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài ở vị trí quản lý, giám sát thì mức lương sẽ vô cùng hấp dẫn khi có thể lên đến 1000 USD/tháng.
3. Triển vọng tương lai
Tương lai ngành Vật lý công nghệ được đánh giá là vô cùng rộng mở bởi ngành này đang bị khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao. Thêm vào đó, những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào nước ta thuộc lĩnh vực Vật lý công nghệ ngày càng gia tăng, điều này dường như đã mở ra rất nhiều cánh cửa cơ hội cho sinh viên. Bởi vậy mà khi tham gia theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ không còn phải lo lắng về thất nghiệp.
III. Tố chất nào phù hợp với chuyên ngành?
Để có thể theo học chuyên ngành Vật lý công nghệ, sinh viên nên rèn luyện những tố chất sau đây:
-Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề.
-Kỹ năng quan sát, tổng hợp thông tin.
-Tư duy logic, óc sáng tạo đa dạng, phong phú.
-Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
-Ý thức đổi mới trong công việc.
IV. Môn học cụ thể
Hệ đại học
Hệ thạc sĩ
Hệ đại học
STT
Tên môn học
Tên tiếng Việt
1
思想道德修养与法律基础
Nền tảng pháp lý và tu dưỡng tư tưởng đạo đức
2
中国近现代史纲要
Sơ lược lịch sử cận hiện đại Trung Quốc
毛泽东思想和中国特色社会主义理论体系概论
Giới thiệu về tư tưởng Mao Trạch Đông và hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
3
马克思主义基本原理
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
4
体育
Thể dục
5
外语
Ngoại ngữ
6
文化素质课
Lớp tố chất văn hóa
7
微积分A(1)
Vi tích phân A (1)
8
微积分A(2)
Vi tích phân A (2)
9
线性代数(理科类)
Đại số tuyến tính
10
复变函数引论
Giới thiệu về chức năng của các biến phức hợp
11
数理方程与特殊函数
Phương trình toán học và các hàm đặc biệt
12
基础物理学(1)
Vật lý cơ bản (1)
13
基础物理学(2)
Vật lý cơ bản (2)
14
基础物理学(3)
Vật lý cơ bản (3)
基础物理实验A(1)
Thí nghiệm vật lý cơ bản A (1)
15
基础物理实验A(2)
Thí nghiệm vật lý cơ bản A (2)
16
工程图学
Đồ họa kỹ thuật
17
计算机程序设计基础
Kiến thức cơ bản về lập trình máy tính
18
电路原理
Nguyên lý mạch điện
19
电子技术
Công nghệ điện tử
20
模拟电子技术基础B
Các kiến thức cơ bản của công nghệ điện tử mô phỏng B
21
数字电路与嵌入式系统
Mạch kỹ thuật số và hệ thống nhúng
22
工程力学A
Cơ học kỹ thuật A
23
数理科学与工程前沿
Khoa học và Kỹ thuật Toán học tiên tiến
24
概率统计分析及量测技术
Công nghệ phân tích và đo lường xác suất thống kê
25
概率论与数理统计
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
26
近代物理实验A组
Nhóm thí nghiệm vật lý hiện đại A
27
近代物理实验B组
Nhóm thí nghiệm vật lý hiện đại B
28
近代物理实验C组
Nhóm thí nghiệm vật lý hiện đại C
29
近代物理实验D组
Nhóm thí nghiệm Vật lý hiện đại D
30
量子力学
Cơ lượng tử
31
统计力学
Cơ học thống kê
32
电动力学
Điện động lực học
33
流体力学
Cơ học chất lỏng
34
信号与系统
Tín hiệu và Hệ thống
35
热工基础
Cơ sở kỹ thuật nhiệt
36
工程物理概论
Giới thiệu về Vật lý Kỹ thuật
37
核辐射物理与探测学
Vật lý và phát hiện bức xạ hạt nhân
38
核工程原理
Nguyên lý kỹ thuật hạt nhân
39
辐射防护及保健物理
Bảo vệ bức xạ và vật lý sức khỏe
40
专业基础实验(1)
Thí nghiệm cơ bản chuyên ngành (1)
41
专业基础实验(2)
Thí nghiệm cơ bản chuyên ngành (2)
Hệ thạc sĩ
Đang cập nhật
V. Top trường đào tạo tốt chuyên ngành tại Trung Quốc
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong chuyên ngành Vật lý công nghệ rồi. Hi vọng với những thông như trên, các bạn sẽ cảm thấy bổ ích, từ đó có thể xác định được phương hướng phát triển phù hợp cho riêng mình nha!
Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!