Từ Thần Châu 5 đến Thiên Cung 1, từ C919 đến máy bay không người lái Đại Cương, thành quả ngành Hàng không vũ trụ của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của công chúng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ là một môn chuyên ngành đại học thì Hàng không vũ trụ có phần lạ lẫm. Vậy thì bộ môn học vấn nghiên cứu những thứ trên trời này rốt cuộc là học những gì? Hãy cùng Riba tìm hiểu ngay nhé!
Giới thiệu chuyên ngành
Định nghĩa
Ngành Hàng không vũ trụ là nhóm ngành mà việc nghiên cứu có liên quan đến hàng không và vũ trụ. Mục tiêu đào tạo của ngành này là đào tạo các nhân viên nghiên cứu và nhân viên kỹ thuật công trình cao cấp từ các sinh viên có kiến thức toán học, lực học cơ bản tốt, có lý thuyết cơ bản công trình máy bay cùng năng lực thực nghiệm, phân tích cao độ và thiết kế kết cấu tổng thể máy bay để làm các công việc như thiết kế máy bay (bao gồm cả khâu vận tải và các máy móc trong không gian vũ trụ), nghiên cứu và thiết kế kết cấu, phân tích cao độ kết cấu và thực nghiệm cũng như làm các công việc cần thông qua thiết kế và chế tạo máy móc.
Nội dung nghiên cứu
Điều đầu tiên cần phải làm rõ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành Hàng không vũ trụ là máy bay/ thiết bị vũ trụ, phụ trách khâu thiết bị còn nhân viên vũ trụ/ nhân viên hàng không phụ trách khâu thao tác là do các trường hàng không chuyên môn phụ trách đào tạo. Ở đây cần phân biệt được điểm khác nhau giữa hàng không và vũ trụ. Khoa học hàng không chủ yếu là nghiên cứu những thiết bị bay trong tầng khí quyển Trái Đất như máy bay, khí cầu điều khiển được, khí cầu, v..v…, còn Khoa học vũ trụ là nghiên cứu các thiết bị bay ở bên ngoài tầng khí quyển của Trái Đất như tên lửa đẩy, phi thuyền chở người, vệ tinh, v..v… Hàng không vũ trụ bao hàm nội dung phong phú, bao gồm các mắt xích như quản lý, chế tạo, nghiên cứu cùng với thiết kế hệ thống và động lực, kết cấu, tổng thể các thiết bị vũ trụ và máy bay. Do giới hạn về kết cấu kiến thức nên thông thường ngành này chỉ nhận những sinh viên khoa học tự nhiên đã tốt nghiệp thi vào.
Các môn học được thiết lập trong ngành
Vì để hoàn thành nhiệm vụ “lên trời”, những sinh viên theo theo học ngành này không thể không chuẩn bị, tích lũy kiến thức liên quan. Các môn học của ngành Hàng không vũ trụ vô cùng phong phú, ngoại trừ các môn khoa học tự nhiên, số học cơ bản ra thì còn có các môn như công trình lực học, nguyên liệu lực học, tính đàn hồi lực học, kết cấu lực học, dòng chảy lực học và nền tảng không khí động lực học, công trình nhiệt lực học, truyền nhiệt học, thiết kế và chế tạo máy móc cơ bản, thiết kế tổng thể máy bay và nguyên lý thúc tiến hàng không vũ trụ. Có thể thấy rằng các môn học của ngành này vô cùng phong phú, nhưng toàn thể thì vẫn lấy lực học làm điểm xuất phát chính yếu. Vì vậy cũng có một bộ phận trường đại học “trộn lẫn” Khoa lực học và chuyên ngành Hàng không vũ trụ với nhau, trường hợp tương đối nổi tiếng thì có Học viện hàng không vũ trụ của Đại học Thanh Hoa có treo một tấm biển “Lớp lực học của Tiền Học Sâm”.
Cơ hội việc làm và triển vọng tương lai
Sau khi “tu luyện” xong các môn các môn học cực kỳ khó nhằn, sinh viên tốt nghiệp ngành Hàng không vũ trụ có thể lựa chọn rất nhiều phương hướng để tiến hành tu nghiệp. Con đường chính thống nhất là làm việc ở các viện nghiên cứu liên quan và các doanh nghiệp nhà nước loại hàng không vũ trụ như AVIC (Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc – nhà sản xuất các mẫu Tiêm kích J-20, Máy bay quân sự Y-20), Tập đoàn động cơ hàng không Trung Quốc (định vị chiến lược quốc gia, giải quyết vấn đề động cơ hàng không), Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (chế tạo phi thuyền, đưa người lên trời), CASIC (Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc – chế tạo hỏa tiễn, đưa người lên không gian), v..v… Các chuyên ngành loại Hàng không vũ trụ “vừa có thế giới quan của giai cấp vô sản, vừa nắm vững kỹ thuật và kiến thức chuyên môn” mỗi năm đều sẽ đưa một lượng lớn nhân tài đến làm việc trong các lĩnh vực trọng điểm quốc gia kể trên. Ngoài ra, các phương hướng tu nghiệp ở các công ty hàng không, nhà chế tạo máy bay cũng chiếm một tỉ lệ nhất định, và gần đây các lĩnh vực tương đối hot như thương nghiệp tên lửa đẩy cùng với máy bay không người lái đang dần được tuyển dụng rộng rãi. Nói một cách tổng thể, tỉ lệ tu nghiệp của nhóm ngành này nằm ở top đầu, chịu ảnh hưởng bởi chính sách quốc gia và sự nâng cấp công nghiệp, hướng phát triển ở tương lai cũng tương đối rõ ràng. Tuy nhiên để có được một công việc vừa ý thì luôn luôn đòi hỏi người ứng tuyển phải có học lực tương đối cao cùng năng lực kỹ thuật tốt, học vị Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ trong nhóm ngành này cũng chỉ là “vé vào cổng” mà thôi.
Ai phù hợp với ngành Hàng không vũ trụ
Đầu tiên cần nói rõ một điều là ngành Hàng không vũ trụ không phải không chiêu sinh các bạn nữ, ngành này vẫn chiêu sinh sinh viên bình thường và hoàn toàn không dựa trên giới tính để chiêu sinh. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là phái nam ghi danh theo học ngành này lại áp đảo phái nữ, với tỷ lệ 9:1 hoặc 8:2 trong hầu hết các chuyên ngành thuộc nhóm này. Thực tế thì chỉ cần thành tích tốt và các điều kiện liên quan phù hợp thì dù nam hay nữ các trường đại học vẫn sẽ nhận đào tạo, bồi dưỡng.
Những bạn muốn theo ngành hàng không vũ trụ thì bắt buộc vật lý của các bạn phải tốt, đặc biệt là phần lực học bắt buộc phải giỏi. Qua các môn học thiết lập trong ngành được giới thiệu ở trên thì chắc các bạn cũng thấy được tầm quan trọng và sự liên quan không hề nhỏ của nó trong nhóm ngành này.
Ngoài vật lý thì các bạn theo nhóm ngành này toán học cũng phải tốt. Vì chuyên ngành này phải tiến hành phân tích cao độ và thiết kế kết cấu tổng thể máy bay, thực nghiệm, nghiên cứu và thiết kế kết cấu, thực nghiệm và phân tích cao độ kết cấu, v..v… những công việc liên quan đến những con số thì bắt buộc phải có kết thực cơ bản về toán học tốt.
Ngoài ra, còn phải xem hướng chuyên ngành mà mỗi bạn chọn. Ví dụ như bạn đi theo hướng bảo trì tu sửa hàng không thì năng lực thực hành phải giỏi, còn nếu đi theo hướng thiết kế thì nền tảng mỹ thuật là không thể thiếu được.