Truyền thông

Truyền thông

050304

Đánh giá trung bình

Thông tin tổng quát

Tên tiếng Trung :
传播学
Hệ Thạc sĩ :
3 năm
Hệ Đại học :
4 năm
Nhóm ngành cấp 1 :
05 文学
Nhóm ngành cấp 2 :
0503 新闻传播学类
Mã chuyên ngành :
050304
Tên tiếng Anh :
Communication

Giới thiệu chuyên ngành

Ngành Truyền thông

Mục lục

Ngành Truyền thông

Ngành Truyền Thông

Trong các ngành thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông, thì ngành Truyền thông đang là một ngành đang cực “hot” ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Số lượng sinh viên Trung Quốc và sinh viên quốc tế đến Trung Quốc apply cho ngành học này rất đông. Bây giờ hãy cùng Laizhongliuxue tìm hiểu xem ngành Truyền thông là gì mà thu hút đông đảo sinh viên chọn như vậy nhé.

Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là ngành học nghiên cứu các hoạt động truyền thông thông qua tập hợp nhiều loại quan điểm và phương pháp luận khác nhau.

Ngành truyền thông là ngành học nghiên cứu tất cả hành vi truyền thông của nhân loại và quá trình phát sinh truyền thông hay còn gọi là quy luật phát triển và kiến thức của sự phân bổ các mối quan hệ của con người và xã hội, là ngành học nghiên cứu hệ thống tin tức xã hội và quy luật vận hành của chúng.

Để cho dễ hiểu hơn thì, ngành truyền thông là ngành học nghiên cứu cách con người sử dụng các ký hiệu để truyền đạt thông tin xã hội. Trọng tâm và quan điểm của ngành truyền thông là làm thế nào để thiết lập mối quan hệ chắc chắn giữa người với người thông qua vai trò của truyền thông.

Phân biệt giữa ngành Truyền thông (传播学) và ngành Truyền thông đa phương tiện (新媒体)?

Ngành Truyền Thông

Lý do mình nói về vấn đề này là theo mình tìm hiểu thì có rất nhiều bạn mong muốn đi du học ngành Truyền thông ở Trung Quốc nhưng lại nhầm lẫn giữa 2 ngành Truyền thông và Truyền thông đa phương tiện. 

Trong khi ngành Truyền thông chủ yếu là nghiên cứu các lý luận, quan sát các hiện tượng xã hội chịu tác động bởi ảnh hưởng truyền thông thì ngành Truyền thông đa phương tiện lại tập trung tạo ra các sản phẩm truyền thông như MV ca nhạc, TVC quảng cáo,… bằng việc sử dụng các phần mềm đồ họa và các công cụ quay phim, máy ảnh, kênh truyền thông… 

Chương trình học của 2 ngành này là khác nhau nên các bạn hãy tìm hiểu kỹ nhé!

Cơ hội việc làm

Ngành Truyền Thông

Sau khi biết được ngành Truyền thông là gì thì chắc hẳn điều các bạn quan tâm nhất chính là sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì đúng không nào.

Thông thường, các bạn sinh viên ngành Truyền thông tốt nghiệp ra trường chủ yếu làm trong 5 lĩnh vực chính sau đây:

  • Phương tiện truyền thông truyền thống: viết nội dung cho các toàn soạn báo, tạp chí, đài truyền hình như là Nhật báo Nhân Dân, Tin tức Bắc Kinh, CCTV, Nhật báo Thanh niên Thế kỷ 21,…; biên tập và lưu trữ các chương trình phát sóng; thực hiện nhiều chương trình truyền hình đa dạng ở các đài truyền hình vệ tinh nổi tiếng Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tô,…
  • Quan hệ công chúng, quảng cáo, marketing: làm các công việc trong các công ty quảng cáo và marketing như tổ chức sự kiện, review các website truyền thông khác nhau,… hoặc làm việc trong bộ phận quan hệ công chúng và bán hàng của Sohu,…
  • Các công ty thương mại, công ty mạng: vận hành nội dung của các sản phẩm cao cấp, vận hành nội dung chính của các công ty mạng như Meituan Didi; vận hành các nội dung nền tảng của các công ty mạng khổng lồ như BAT.
  • Làm truyền thông tự do cho người nổi tiếng: những bạn có khả năng sáng tạo nội dung tốt, nắm bắt kịp thời chính xác thời đại Internet ngày nay và tiếp thị tốt đều có thể trở thành một nhà làm truyền thông tự do cho các ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, người nổi tiếng trên mạng.
  • Dạy học, nghiên cứu: Giảng dạy chuyên ngành Truyền thông hoặc các ngành liên quan tới truyền thông tại các trường đại học, hoặc làm nghiên cứu các vấn đề xã hội liên quan tới truyền thông.

Đối tượng phù hợp

Ngành Truyền Thông

Để có thể làm việc được trong ngành này, các bạn cần phải có những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin: đây là một kỹ năng rất quan trọng không thể thiếu vì ngành Truyền thông là một ngành nghiêng về lý thuyết, nghiên cứu các vấn đề truyền thông nên đòi hỏi các bạn phải đọc rất nhiều sách, tài liệu để có thể làm các luận văn và thực hiện những công việc nghiên cứu của mình.
  • Thông thạo ngoại ngữ: nếu như bạn không rành về ngoại ngữ thì rất khó để tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho phạm vi nghiên cứu của bạn đối ngành này vì không phải tất cả các tài liệu đều được dịch ra ngôn ngữ của bạn. Hãy tưởng tượng bạn qua Trung Quốc du học nhưng cả tiếng Trung và tiếng Anh đều không rành mà trong khi các sinh viên học ngành Truyền thông đều bắt buộc phải đọc rất nhiều sách trong một tuần thì đúng là ác mộng đúng không nào?
  • Năng nổ, hoạt bát: một số bạn theo các công việc như PR, quảng cáo, marketing, hoặc làm truyền thông tự do buộc phải tạo dựng những mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng để tuyên truyền cho sản phẩm của họ.
  • Khả năng viết lách, sáng tạo: tuy không yêu cầu cao nhưng để làm truyền thông tốt thì đôi khi nói thôi chưa đủ, mà bạn còn phải biết cách viết nội dung làm sao hay và hấp dẫn để thu hút người xem; hoặc như xây dựng các show truyền hình ấn tượng cũng cần đến sự sáng tạo. Ngoài ra, bạn cũng phải sử dụng kỹ năng viết của mình để viết cái bài luận, bài nghiên cứu.
  • Khả năng quản lý và giải quyết vấn đề: để một show truyền hình, sự kiện, hoặc nội dung của trang web vận hành hiệu quả thì đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý, quan sát toàn diện và biết cách điều hành chúng. Bên cạnh đó, cũng phải có những biện pháp ứng phó kịp thời cho những vấn đề phát sinh.
  • Niềm đam mê: mục đích chính của ngành Truyền thông vẫn là nghiên cứu nên bạn phải có sự đam mê với ngành thì mới có thể chịu được những công việc nghiên cứu khô khan này.

Chương trình đào tạo

Top trường đào tạo ngành Truyền Thông

Xếp hạngTên trườngTên trường tiếng ViệtĐánh giá
1复旦大学Đại học Phúc Đán 5★ 
2中国人民大学Đại học Nhân Dân Trung Quốc 4★ 
3中国传媒大学Đại học Truyền thông Trung Quốc 4★ 
4中国科学技术大学Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc 4★ 
5中山大学Đại học Trung Sơn 4★ 
6武汉大学Đại học Vũ Hán 4★ 
7上海交通大学Đại học Giao thông Thượng Hải 4★ 
8华中科技大学Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung  3★ 
9厦门大学Đại học Hạ Môn 3★ 
10浙江越秀外国语学院Đại học ngoại ngữ Việt tú Chiết Giang 3★ 
11西南交通大学Đại học Giao thông Tây Nam 3★ 
12华南师范大学Đại học Sư phạm Nam Trung Quốc 3★ 

Tóm lại, mình muốn nhấn mạnh là ngành Truyền thông là một ngành nghiên cứu lý thuyết, lý luận về các vấn đề xã hội bị ảnh hưởng bởi truyền thông. Chương trình học của ngành này sẽ tập trung vào các môn học lý thuyết là chính. Tuy là thế nhưng sau khi bạn ra trường vẫn có thể làm được những công việc đa dạng khác nhau liên quan tới truyền thông chứ không nhất thiết phải tập trung nghiên cứu như mục đích chính của ngành học này. Qua bài viết này, mình đã cung cấp những thông tin hữu dụng nhất đối với ngành truyền thông. Hy vọng có thể giúp được các bạn trong việc chọn ngành học và công việc của mình.

Facebook
Twitter
Email

Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection By Dmca.com

Admin: Trần Ngọc Duy

Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc

Yêu Tiếng Trung

Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc