Từ xưa đến nay, con người và động vật luôn sống gần nhau, con người thuần hóa và nuôi dưỡng động vật để làm cảnh và làm thức ăn. Nhưng ngày nay tình hình dịch bệnh của vật nuôi và bệnh lây từ động vật sang người càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát, chính vì vậy ngành thú y đóng một vai trò quan trọng trong việc dự phòng và điều trị, góp phần phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh cho vật nuôi cũng như bảo vệ sức khỏe cho con người. Hôm nay hãy cùng Riba tìm hiểu về ngành Ngành Y học động vật hay Thú y này nhé!
1. Giới thiệu về chuyên ngành Thú y
Thú y là một ngành thuộc nông học, có thời gian đào tạo bậc đại học là 4 hoặc 5 năm. Gốm 2 chuyên ngành chính là Thú y và Thuốc thú y.
Y học động vật hay thú y là một chuyên ngành nghiên cứu sự phát sinh và quy luật phát triển của bệnh tật trên động vật, từ nền tảng đó tiến hành chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi.
Học thú y cần học những gì?
Giống như những chuyên ngành y học khác, học thú y đầu tiên cũng cần học sinh học cơ bản và lý thuyết y học, sau đó thông qua lượng lớn thực nghiệm giải phẫu để nâng cao hiểu biết của sinh viên đối với những lý thuyết đã học. Trong quá trình học có khoảng một năm thực tập lâm sàng.
Những môn học chính của sinh viên ngành thú y là: Giải phẫu dộng vật, tổ chức phôi thai học động vật, sinh lý học động vật, hóa sinh học động vật, Vi sinh học thú y, miễn dịch học thú y, dược lý và độc dược học thú y, bệnh học thú y, bệnh truyền nhiễm của động vật, bệnh lưu hành của động vật, ký sinh trùng học thú y, lâm sàng chẩn đoán học thú y, phẫu thuật thú y, ngoại khoa, sản khoa, phúc lợi và bảo vệ động vật, luật thú y…. Ngoài ra, đối với sinh viên học chuyên ngành thuốc thú y thì cần học thêm những môn như: chế phẩm sinh học thú y, hóa dược, phân tích dược, hóa học vật lý,…
2. Cơ hội việc làm
Như mọi người đã thấy, với quy mô nông nghiệp ngày càng được mở rộng, số lượng gia súc, gia cầm, vật nuôi ngày một tăng lên, biến đổi thời tiết cũng kéo theo nhiều bệnh tật cho vật nuôi. Và tại Trung Quốc cũng như Việt Nam chúng ta hiện nay, sở thích nuôi thú cưng cũng ngày càng phổ biến, đòi hỏi điều kiện chăm sóc y khoa cho thú cưng phải được nâng cao. Chính những điều này đã mở ra cơ hội việc làm cho ngành thú y.
Vậy sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành thú y có thể làm những công việc sau:
+ Làm việc tại cơ quan thú y (Cục, viện nghiên cứu, chi cục thú y tỉnh,…)
+ Làm việc trong phòng khám, bệnh viện thú cưng
+ Làm việc tại khu bảo tồn động vật hoang dã, sở thú, trang trại
+ Làm việc tại trung tâm kiểm soát dịch bệnh, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học thú y
+ Làm việc tại công ty nghiên cứu, sản xuất, bào chế hóa chất, thuốc, biệt dược, vắc xin phòng chống bệnh cho vật nuôi
+ Tự mở cửa hàng chăm sóc, khám chữa bệnh, bán thuốc thú y
+ Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường có chuyên ngành liên quan
Vậy mức lương như thế nào?
Tùy vào công việc các bạn lựa chọn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn mà mức thu nhập có sự khác biệt. Mức lương của bác sĩ thú y có thể rơi vào khoảng 4-6 triệu đồng/tháng, cũng có thể là 10- 15 triệu đồng/tháng hoặc nhiều hơn.
3. Ai phù hợp với ngành này?
Để học tập và có thể làm việc, công tác tại chuyên ngành này cũng đòi hỏi bạn có một vài yếu tố quan trọng:
+ Yêu quý động vật
+ Có tinh thần ham học hỏi, thích tìm tòi nghiên cứu
+ Thái độ cần cù, chăm chỉ, nghiêm túc với công việc
+ Có tinh thần trách nhiệm
+ Khả năng tiếng Anh và giao tiếp tốt cũng là một lợi thế (vì ngoài vấn đề chuyên môn ra, bác sĩ thú y còn cần giao tiếp với chủ của vật nuôi để phục vụ công việc khám chữa bệnh của mình)
4. Top những trường đào tạo ngành học tại Trung Quốc