Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, cùng với sự ra đời của nhà nước, pháp luật xuất hiện để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, là công cụ để nhà nước điều hành và quản lý xã hội. Hãy thử tưởng tượng xem nếu một ngày không có luật pháp thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? Vì vậy, cùng với sự quan trọng của pháp luật đối cuộc sống văn minh của con người, ngành luật cũng là một ngành học quan trọng. Và hôm nay hãy cùng Riba tìm hiểu về ngành học này các bạn nhé!
Ngành luật là gì?
Ngành luật là một môn khoa học nghiên cứu về pháp luật, hiện tượng pháp luật và những kiến thức chuyên ngành của các vấn đề liên quan đến pháp luật, là hệ thống lý luận và kiến thức liên quan đến vấn đề pháp luật, giúp bồi dưỡng nhân tài chuyên về pháp luật cho quốc gia.
Sinh viên theo đuổi chuyên ngành luật pháp cần hiểu rõ pháp luật của đất nước và chính sách tương quan của Đảng, hiểu rõ lý luận cơ bản và kiến thức nền tảng của pháp luật, tiếp nhận bồi dưỡng cơ bản về công việc thực tế và tư duy pháp luật, có năng lực vận dụng lý luận pháp luật, phương pháp phân tích vấn đề và vận dụng công việc pháp luật để giải quyết vấn đề.
-Những chuyên ngành nhỏ trong ngành luật đó là luật học, chính trị học, xã hội học, dân tộc học, lý luận chủ nghĩa Mac- Lenin, công an học.
– Học luật phải học những gì?
Có mười môn học bắt buộc sinh viên phải hoàn thành, bao gồm: Pháp lý, hiến pháp, lịch sử pháp luật Trung Quốc, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật hành chính và luật tố tụng hành chính.
Ngoài ra còn có những môn học khác như: Luật kinh tế, luật thương nghiệp, tư pháp quốc tế, luật kinh tế quốc tế, luật tài nguyên môi trường, …
Cơ hội việc làm
Luật là một chuyên ngành tương đối đặc thù và rất quan trọng trong đời sống xã hội, xã hội càng phát triển sẽ kéo theo càng nhiều vấn đề phát sinh, vì thế cơ hội việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp ngành luật không còn khan hiếm như trước nữa. Những công việc có thể lựa chọn như:
+ Luật sư
+ Thẩm phán
+ Kiểm sát viên
+ Nhân viên pháp chế doanh nghiệp
+ Nhân viên giám định pháp lý
+ Công chứng viên
+ Trợ giúp viên pháp lý
+ Giảng viên luật
+ Thư ký tòa án, trợ lý luật sư, chấp hành viên, báo cáo viên pháp luật,…
Ai thích hợp theo học ngành luật?
– Yêu cầu tố chất
Có những người rất phù hợp để theo học ngành luật, nhưng có những người lại không. Vậy chúng ta cần những tố chất gì để có thể theo đuổi ước mơ trở thành cử nhân Luật?
+ Ham đọc sách và trí nhớ tốt
+ Tư duy nhạy bén, logic và khả năng phân tích vấn đề
+ Thích sự tranh luận và có khả năng tranh luận
+ Tính kiên trì, nhẫn nại
+ Khả năng bao quát vấn đề
+ Năng lực đàm phán và lắng nghe tốt
+ Khả năng thuyết phục
+ Có kinh nghiệm xã hội phong phú, để có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp luật và cuộc sống xã hội