Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering, BME) là một bộ môn khoa học giải quyết các vấn đề liên quan trong y học như đảm bảo sức khỏe của con người, phục vụ công tác phòng ngừa, chuẩn đoán, điều trị cũng như phục hồi sức khỏe con người. Đây là bộ môn có tính tích hợp liên ngành cao.
Ngành kỹ thuật y sinh là một ngành mới nổi được phát triển bằng cách tích hợp các lí thuyết và phương pháp của kỹ thuật, sinh học và y học, nghiên cứu sự thay đổi trạng thái của hệ thống cơ thể con người ở các cấp độ khác nhau và sử dụng các kỹ thuật để kiểm soát những thay đổi đó. Ngành kỹ thuật y sinh bồi dưỡng khoa học đời sống, công nghệ điện tử, các kiến thức cơ bản liên quan đến công nghệ máy tính và khoa học thông tin, cũng như khả năng nghiên cứu khoa học kết hợp y học và công nghệ kỹ thuật.
Ở Trung Quốc, ngành học kỹ thuật y sinh chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học lớn như Đại học Chiết Giang, Đại học Thanh Hoa, Đại học Đông Nam, Đại học Thiên Tân…
Một số trường tập trung hơn vào y học và có liên quan chặt chẽ đến các phòng khám, chẳng hạn như các vật liệu y tế, máy cảm biến y tế. Một số trường đào tạo chương trình học 5 năm và nhiều khóa học y tế. Các trường đại học thiên về khoa học kỹ thuật thường có xu hướng tập trung vào kĩ thuật và các chương trình giảng dạy gần với thông tin điện tử hơn, bao gồm một số khóa học liên quan đến ngôn ngữ lập trình và quản lí tín hiệu. Ở cấp độ sau đại học bạn có thể chọn phần mềm hoặc phần cứng. Một lưu ý cho các bạn chọn ngành này đó là khi thi phải xem ngành kĩ thuật y sinh của trường đại học này thuộc vào viện y học nào. Nếu đó là một trường thông tin, thì ngành học chắc chắn thiên về kĩ thuật, còn nếu đó là trường đại học thuần túy về y học, thì nó sẽ thiên về sinh học.
Đây là ngành học chưa được phổ biến rộng, nhưng ở Trung Quốc sự già hóa dân số cùng với sự phát triển của kinh tế dẫn tới việc Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất cho các thiết bị y tế. Chính bởi sự phát triển và lan rộng của Ngành y tế, kỹ sư y sinh ngày càng được công nhận của và có con đường sự nghiệp rộng mở.
2. Cơ hội việc làm
Công việc của các kỹ sư y sinh là sử dụng các kĩ năng và lý thuyết chuyên ngành được đào tạo để cải thiện các tiêu chuẩn y tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Nơi làm việc của họ thông thường là bệnh viện, trường đại học hoặc các công ty phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, ví dụ như Philips, Siemens, Johnson… Máy cấy ghép nha khoa, máy lọc máu, các bộ phận giả, thiết bị MRI và thấu kính mà thông thường chúng ta hay nghe đến đều do các kĩ sư y sinh tạo ra.
Các kĩ sư y sinh cũng có thể tham gia vào việc nghiên cứu các vật liệu y học. Tất cả kim tiêm, ống đỡ động mạch (stent), chỉ khâu được cấy ghép vào cơ thể người đều cần sử dụng vật liệu được thiết kế vô cùng cẩn thận. Các vật liệu này không những phải hoàn thành nhiệm vụ được chỉ định mà còn đảm bảo rằng không gây bất kì phản ứng gì làm nguy hại cho cơ thể. Ví dụ dụng cụ cấy ghép hông phải được làm bằng vật liệu mạnh, bền, đồng thời phải vô hại đối với cơ thể con người. Là một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi, các cơ quan nhân tạo cũng phụ thuộc phần lớn vào các chuyên gia về vật liệu sinh học.
Kỹ thuật y sinh còn được biết đến như một ngành không ngừng phát triển. Đặc biệt trong vài năm tới lĩnh vực này sẽ tiếp tục được mở rộng và nhu cầu việc làm sẽ tăng với tốc độ 8.4%.
Thông thường sinh viên tốt nghiệp ngành này khi đậu tuyển dụng tại các cơ sở liên quan sẽ có mức lương cơ bản từ 2000 tệ/tháng (khoảng 7 triệu VND), nếu nỗ lực và kiên trì làm việc sẽ thu được kết quả như mong muốn và đạt được mức lương đáng mơ ước.
3. Đối tượng phù hợp
Đối với ngành kỹ thuật y sinh, trước hết bạn phải thực sự yêu thích ngành (điều này có thể qua tìm hiểu hoặc hiểu biết của bản thân về chuyên ngành), đó là động lực để bạn học tập sau này. Công việc y sinh là một lĩnh vực liên ngành của y học và kĩ thuật, nên nó thích hợp với những người có năng khiếu, yêu thích các môn về điện, máy tính và khoa học thông tin. Và sẽ thuận lợi hơn nếu bạn yêu thích các môn toán học, sinh học vật lý.
Ngành này yêu cầu bạn cần có tinh thần nhẫn nại, cẩn thận tỉ mỉ, đề cao đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt người học cần có tâm lí tốt để chuẩn bị cho cuộc chiến trường kì.
Tuy nhiên, tính cách cũng không phải là yếu tố then chốt quyết định bạn có theo được ngành nghề đó hay không. Tính cách nào cũng có ưu nhược điểm. Vì vậy để có thể chọn được một chuyên ngành phù hợp và định hướng nghề nghiệp đúng đắn, chỉ cần bạn có quyết tâm, kiên định và không ngừng phấn đấu thì nhất định sẽ khiến bản thân mình phủ hợp với mọi ngành nghề mà mình mong muốn. Riba chúc bạn thành công!
Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!