Cơ học là một ngành khoa học kỹ thuật xuất hiện từ thời các nền văn minh cổ đại. Cho đến nay, cơ học đã khẳng định được vị thế của mình cũng như có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân. Để có thể hiểu rõ hơn về chuyên ngành này, các bạn hãy đồng hành cùng Riba trong bài chia sẻ dưới đây nha!
I. Giới thiệu khái quát chuyên ngành Cơ học
Cơ học là một ngành thuộc lĩnh vực vật lý, nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác động của các lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Thông thường, khi nhắc đến cơ học, người ta sẽ nghĩ độ chuyển động nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ ánh sáng.
Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên hệ thống các kiến thức cơ bản về cơ học, phương pháp xây dựng mô hình và kỹ năng tính toán để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong thực tế.
II.Chương trình đào tạo
1. Ngành Cơ học kỹ thuật là gì?
Chuyên ngành Cơ học chủ yếu đào tạo 2 ngành học nhỏ chính, bao gồm: Lý thuyết và ứng dụng cơ học, cơ học kỹ thuật.
1. Lý thuyết và ứng dụng cơ học
Mã ngành: 080101
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Lý thuyết và ứng dụng cơ học được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, giúp sinh viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất.
Chuyên ngành này chủ yếu trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về toán học, mô hình cơ học, kỹ năng thực nghiệm và khả năng tính toán. Qua đó, sinh viên có thể tham gia vào các ngành khoa học về cơ khí cũng như các ngành khoa học về kỹ thuật liên quan.
Có thể nói, đây là một trong những ngành khoa học cơ bản có xu hướng ứng dụng mạnh mẽ, đồng thời cũng là nền tảng của nhiều ngành học như chế tạo cơ khí, kỹ thuật dân dụng, cơ học thiên thể.
Trong quá trình đào tạo, chuyên ngành này yêu cầu sinh viên phải có nền tảng kiến thức tốt về cơ học cổ điển, cơ học lý thuyết và cơ học ứng dụng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải nắm vững các phương pháp sử dụng kỹ thuật tiên tiến như mô phỏng và ứng dụng trên máy tính, xây dựng, kỹ thuật vật liệu…
Các môn học chính: Phân tích toán học, đại số nâng cao, phương pháp vật lý toán học, phương pháp tính toán, lập trình, vật lý đại cương, cơ học lý thuyết, cơ học vật liệu, cơ học đàn hồi, cơ học chất lỏng, cơ học lý thuyết, cơ học vật liệu, cơ học đàn hồi, cơ học chất lỏng, cơ học thực nghiệm, cơ học tính toán…
2. Cơ học kỹ thuật
Mã ngành: 080102
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành này trau dồi các kiến thức cơ bản về cơ học, khả năng tính toán và thí nghiệm, từ đó giúp sinh viên có thể tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến cơ khí trong các dự án khác nhau, chẳng hạn như máy móc, công trình dân dụng, vật liệu, năng lượng, giao thông vận tải, hàng không, đóng tàu, thủy lợi, kỹ thuật hóa học…
Chuyên ngành này trau dồi các kiến thức cơ bản về cơ học, khả năng tính toán và thí nghiệm, từ đó giúp sinh viên có thể tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến cơ khí trong các dự án khác nhau, chẳng hạn như máy móc, công trình dân dụng, vật liệu, năng lượng, giao thông vận tải, hàng không, đóng tàu, thủy lợi, kỹ thuật hóa học…
Yêu cầu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp cần có được những kiến thức và khả năng sau:
(1) Có nền tảng vững chắc về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
(2) Nắm vững hệ thống các kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên môn về cơ học chất rắn, cơ học chất lỏng, công nghệ điện và điện tử, kinh tế thị trường và quản lý kinh doanh…
(3) Có năng lực phân tích và kỹ năng ứng dụng vững chắc để tiến hành tham gia giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến cơ khí.
Các môn học chính: Lý thuyết cơ học, phân tích cơ học, cơ học vật liệu, cơ học đàn hồi, cơ học dẻo, cơ học đứt gãy, cơ học chất lỏng, cơ học dao động, cơ học tính toán, cơ học thực nghiệm, cơ học kết cấu, công nghệ điện và điện tử, kiến thức máy tính cơ bản và thiết kế chương trình.
III.Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng tương lai
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Cơ học, sinh viên có thể tham gia công tác tại những vị trí sau đây:
-Kỹ sư kỹ thuật thuật trong các công ty thiết kế và tư vấn, công ty sản xuất, vận hành sản xuất thuộc các lĩnh vực như: Xây dựng, giao thông, vận tải, thủy lợi, dầu khí, điện, điện tử, điện lạnh…
-Nhân viên trong các công ty kinh doanh sản xuất liên quan đến cơ học như: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, công ty TNHH IKO THOPSON Việt Nam, công ty DAIZO TEC Việt Nam…
-Các viện nghiên cứu như viện cơ học, trung tâm công nghệ phần mềm thủy lợi, viện dầu khí, viện khoa học công nghệ xây dựng….
-Chuyên viên trong các trung tâm lập trình phần mềm.
-Kỹ sư thiết kế trong phòng thiết kế kỹ thuật của các nhà máy, các công ty có nhiều nhu cầu về chế tạo mới hoặc cải thiến sản phẩm thường xuyên.
-Tham gia giảng dạy các tại các cao đẳng, đại học trong nước.
Để theo học ngành Cơ học, các bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng, tố chất sau đây:
-Có niềm đam mê, nhiệt huyết với các lĩnh vực ngành Cơ học
-Học tốt các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học
-Có tư duy logic và tinh thần sáng tạo
-Yêu thích máy móc và đam mê công nghệ
-Có tinh thần hợp tác và khả năng làm việc nhóm cao
Như vậy là Riba đã cùng các bạn điểm qua những nét chính của chuyên ngành Cơ học rồi. Với những cơ hội nghề nghiệp và triển vọng tương lai rộng mở như trên, đây quả thực là một chuyên ngành đáng để theo học phải không nào? Riba hi vọng rằng, thông qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chuyên ngành cũng như sớm đưa ra được quyết định đúng đắn cho bản thân mình nha!
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Facebook
Twitter
Email
Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!