Khoa học động vật

Khoa học động vật Đã xác minh

090301

Đánh giá trung bình

Thông tin tổng quát

Tên tiếng Trung :
动物科学
Hệ Thạc sĩ :
2-3 năm
Hệ Đại học :
4 năm
Nhóm ngành cấp 1 :
09 农学
Nhóm ngành cấp 2 :
0903 动物生产类
Mã chuyên ngành :
090301
Tên tiếng Anh :
animal science

Giới thiệu chuyên ngành

Mục lục

Chuyên ngành Khoa học động vật

1. Giới thiệu chuyên ngành

Mã ngành: 090301

Ngành khoa học động vật là gì?

Picture2 13 2024

Chuyên ngành khoa học động vật  hay còn gọi là chuyên ngành chăn nuôi động vật, trước đây từng có tên gọi là chuyên ngành chăn nuôi gia súc, là một nhánh nhỏ của chuyên ngành khoa học đời sống. Mục tiêu của đào tạo chuyên môn là cung cấp kiến thức cho người dân nắm rõ về các quy luật biến dị di truyền, sinh trưởng phát triển, sinh sản, tiêu hóa, trao đổi chất của động vật, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm động vật.

Chuyên ngành chăn nuôi gia súc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về khẩu phần thịt và chủ yếu thực hiện các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho vật nuôi, phát triển nguồn thức ăn, công thức tạo thức ăn và thiết kế quy trình thức ăn, quản lý doanh nghiệp thức ăn và chăn nuôi. Thông qua một số lượng lớn các thí nghiệm chăn nuôi và thực hành chăn nuôi gia súc, gia cầm, người học sẽ chủ yếu hiểu được đặc điểm sinh lý và thói quen sinh hoạt của thỏ, ngựa, bò, lợn, gà,… và biết cách nuôi chúng và giúp chúng sinh sản. Chăn nuôi chú trọng hơn đến việc ứng dụng toàn diện các công nghệ liên quan, nghiên cứu khoa học quản ý. Người học cần có phẩm chất cần cù chịu khó, có tay nghề cơ bản nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tế trong sản xuất và phát triển các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề toàn diện.

Hệ đại học

1. Thời gian học và cấp bằng

  • Thời gian học: 4 năm
  • Cấp bằng: Cử nhân nông nghiệp

2. Mục tiêu đào tạo

Ngành khoa học động vật bồi dưỡng sinh viên phát triển toàn diện trên 4 phương diện đức, trí, thể, mỹ, nắm vững lý luận cơ bản, có tinh thần đổi mới, năng lực kinh doanh cùng tầm nhìn quốc tế. Chuyên ngành giúp sinh viên nắm vững kiến thức kĩ năng liên quan đến tạo giống và sinh sản di truyền động vật, dinh dưỡng động vật, thức ăn chăn nuôi và quản lý sản xuất động vật. Sinh viên được đào tạo nghiệp vụ chăn nuôi cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi hiện đại, có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu, quản lý, sản xuất và quảng bá chăn nuôi, thú y và các lĩnh vực liên quan, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Picture3 11 2024

3. Quy cách đào tạo

      Yêu cầu về kiến thức

Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, nắm vững những lý luận cơ bản  về khoa học động vật, cùng các kĩ năng cơ bản về sinh trưởng động vật như chọn giống và nhân giống di truyền động vật, khoa học dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi thú y và sản xuất an toàn. Ngoài ra, sinh viên cần hiểu rõ những kiến ​​thức về phát triển khoa học động vật, công nghệ và xu hướng phát triển, của phát triển khoa học chăn nuôi, am hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan tới công nghệ và thiết bị chăn nuôi, bảo quản và chế biến sản phẩm động vật, chăn nuôi thông minh, hiểu các chính sách và quy định liên quan đến chăn nuôi và nắm vững phương pháp cơ bản về truy xuất tài liệu và truy vấn dữ liệu.

      Yêu cầu về năng lực

Sinh viên có khả năng đáp ứng được nhu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý hành chính liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành khoa học chăn nuôi, từ đó có khả năng tham gia các công việc liên quan tới giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý sản xuất, khởi nghiệp, xúc tiến công nghệ và quản lý hành chính. Đồng thời, sinh viên cần học tập chăn chỉ, tiếp thu kiến thức độc lập, khả năng xử lý thông tin và sáng tạo.

      Yêu cầu về tố chất

Sinh viên có khả năng nhìn nhận thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan đúng đắn, nâng cao tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trau dồi phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đồng thời có tinh thần tiên phong, đổi mới cùng kỹ năng thực hành vững vàng.

Picture4 10 2024

4. Các môn học chính và các khóa học chính

  • Môn học chính: Di truyền động vật, chăn nuôi và sinh sản, dinh dưỡng động vật và thức ăn chăn nuôi 
  • Khóa học chính: Giải phẫu động vật, mô học động vật và phôi học, hóa sinh động vật, sinh lý động vật, vi sinh vật học, di truyền động vật, dinh dưỡng động vật, vệ sinh môi trường động vật, chăn nuôi, khoa học thức ăn chăn nuôi, sinh sản động vật, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc, chăn nuôi cừu, chăn nuôi thỏ, thống kê với thiết kế thực nghiệm, giới thiệu về khoa học thú y.
  • Tiết học thực hành chủ yếu: Thực hành tổng hợp giải phẫu động vật, thực nghiệm dinh dưỡng và chuyển hóa động vật, thí nghiệm cơ bản thú y, công nghệ kiểm tra chất lượng thức ăn, thực nghiệm chăn nuôi gia súc và gia cầm, thực hành toàn diện trang trại, thực hành tổng hợp nhà máy thức ăn chăn nuôi, thực hành sáng tạo khởi nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, thực tập tốt nghiệp.
Picture5 4 2024

5. Yêu cầu và tiêu chuẩn tốt nghiệp

  • Số tín chỉ sinh viên cần tích lũy: 163.5
  • Tín chỉ bắt buộc: 132.5
  • Tín chỉ tự chọn: 31
  • Tín chỉ thực hành dạy học thực tiễn: 50

2. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các sở quản lý nông nghiệp chăn nuôi các cấp, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học tại các trường học hoặc phòng nghiên cứu, tham gia tiếp thị thức ăn chăn nuôi và dịch vụ kĩ thuật tại các công ty thức ăn chăn nuôi, quản lý sản xuất và công tác kĩ thuật tại các đơn vị chăn nuôi như trang trại gà, trang trại bò, trang trại lợn,…,tham gia nuôi dưỡng, quản lý động vật hoang dã, động vật cảnh tại các vườn thú, vườn nghiên cứu động vật nguy cấp,…

Mức lương trung bình hàng tháng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học động vật vào khoảng 7.700 NDT.

Khoa học động vật

3. Đối tượng phù hợp

Để có thể học tập tốt chuyên ngành khoa học động vật, sinh viên cần trang bị những kiến thức chuyên môn về ngành khoa học động vật, khả năng học hỏi nghiên cứu thực hành sáng tạo. Ngoài ra, người học cần trau dồi đạo đức xã hội, phẩm chất tư tưởng tốt đẹp và niềm đam mê với chuyên ngành mình đang theo học.

4. Các môn học cụ thể

5. Top các trường đào tạo tốt nhất ngành khoa học động vật tại Trung Quốc 

Xếp hạngTên trườngTên trường tiếng ViệtĐánh giá
1华中农业大学Đại học Nông nghiệp Hoa Trung 5★+ 
2中国农业大学Đại học Nông nghiệp Trung Quốc 5★ 
3东北农业大学Đại học Nông nghiệp Đông Bắc 5★ 
4四川农业大学Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên 5★ 
5西北农林科技大学Đại học Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Bắc 5★- 
6扬州大学Đại học Dương Châu 5★- 
7南京农业大学Đại học Nông nghiệp Nam Kinh 5★- 
8华南农业大学Đại học Nông nghiệp Hoa Nam  5★- 
9西南大学Đại học Tây Nam 4★ 
10浙江大学Đại học Chiết Giang 4★ 
11吉林农业大学Đại học Nông nghiệp Cát Lâm 4★ 
12湖南农业大学Đại học Nông nghiệp Hồ Nam 4★ 
13吉林大学Đại học Cát Lâm 4★ 
14山东农业大学Đại học Nông nghiệp Sơn Đông 4★ 
15新疆农业大学Đại học Nông nghiệp Tân Cương 4★ 
16云南农业大学Đại học Nông nghiệp Vân Nam 4★ 
17江西农业大学Đại học Nông nghiệp Giang Tây 4★ 
18河南农业大学Đại học Nông nghiệp Hà Nam 3★ 
19山西农业大学Đại học Nông nghiệp Sơn Tây 3★ 
20内蒙古农业大学Đại học Nông nghiệp Nội Mông Cổ 3★ 

Trên đây là những thông tin về chuyên ngành Khoa học động vật mà Riba muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích!

Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!

Facebook
Twitter
Email

Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com

Admin: Trần Ngọc Duy

Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc

Yêu Tiếng Trung

Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc