Từ xưa đến nay, Kinh tế luôn là một yếu tố chi phối mọi mặt trong đời sống của con người, rộng hơn là quyết định vị thế của một quốc gia trên trường Quốc tế. Chính vì vậy ngành tinh tế chưa bao giờ là một ngành hết “hot” trong sự lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên chuẩn bị bước vào đại học hay chuẩn bị quyết định đi du học. Vậy hôm nay hãy cùng Riba tìm hiểu về ngành Kinh tế, xem xem ngành Kinh tế là gì? Học Kinh tế được học những gì? Hay cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế như thế nào?
Ngành Kinh tế là gì?
Kinh tế là một môn khoa học chuyên bồi dưỡng những nhân tài về lý luận kinh tế và phương diện quản lý kinh tế. Nghiên cứu quy luật hoạt động kinh tế nhân loại. Hoạt động kinh tế bao gồm các mắt xích như hoạt động sản xuất, hoạt động trao đổi, hoạt động phân phối và hoạt động tiêu thụ…. Cho nên trong quá trình sản sinh các mắt xích này luôn tồn tại một chuỗi quy luật, vì thế kinh tế học phải tìm hiểu những quy luật này, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội tiến hành một cách có hiệu quả.
Từ góc độ ứng dụng cụ thể, kinh tế học chủ yếu nghiên cứu và tìm kiếm làm thế nào để phân phối, lợi dụng hiệu quả nguồn vốn khan hiếm, từ đó đạt được lợi ích lớn nhất.
– Những chuyên ngành nhỏ trong chuyên ngành kinh tế là: Kinh tế học và thống kê kinh tế học.
– Học Kinh tế cần học những gì?
Người học kinh tế chủ yếu phải học những môn như: Nền tảng kinh tế học, kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế chính trị, tài chính, tiền tệ ngân hàng, kinh tế quốc tế, lịch sử kinh tế,…
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, người học kinh tế có rất nhiều sự lựa chọn. Ví dụ như:
+ Làm việc cho ngân hàng: chuyên viên tín dụng
+ Làm việc tại các công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm kinh tế.
+ Nhân viên kinh doanh
+ Công ty chứng khoán: chuyên viên phân tích thị trường
+ Công ty ủy thác đầu tư
+ Ngoại thương
+ Marketing
+ Chuyên gia phân tích và dự báo kinh tế
Ai là người phù hợp với ngành Kinh tế?
– Yêu cầu năng lực
+ Có năng lực biểu đạt ngôn ngữ
+ Có khả năng tự học, suy nghĩ độc lập, không ngừng tiếp thu kiến thức mới, lý luận mới, kỹ thuật mới.
+ Có khả năng thông hiểu, lĩnh hội những lý luận và kiến thức chuyên ngành, tổng hợp vận dụng kiến thức chuyên ngành đề giải quyết vấn đề.