Với xu thế không ngừng đổi mới của khoa học kỹ thuật nông nghiệp và tính ứng dụng rộng rãi của công nghệ sinh học, ngành Sản xuất thực vật vẫn giữ được vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như thu hút được đông đảo sự quan tâm của thế hệ các bạn trẻ. Vậy bạn hiểu như thế nào về ngành Sản xuất thực vật? Cơ hội việc làm cũng như triển vọng tương lai mà chuyên ngành này đem lại cho người học ra sao? Để có thể hiểu rõ hơn, các bạn hãy đồng hành cùng Riba trong bài chia sẻ dưới đây nha!
Như chúng ta cũng đã biết, nước ta có 70% dân số vẫn đang hoạt động nông nghiệp. Tuy hiện nay chúng ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của cả nước. Từ đó, Sản xuất thực vật đã trở thành một trong những ngành không thế thiếu của đời sống xã hội hiện nay.
Nhiều năm trở lại đây, khi khoa học công nghệ của nước ta ngày càng tiên tiến, nhu cầu về chất lượng hạt giống nhằm phục vụ cho công tác nông nghiệp cũng ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, yêu cầu về đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn cũng như kỹ thuật thực hành vượt trội trong lĩnh vực này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều cơ sở doanh nghiệp.
Đây là ngành khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến sản xuất thực vật, bao gồm các quy luật sinh trưởng và phát triển của thực vật, mối quan hệ giữa thực vật và điều kiện môi trường bên ngoài, kiểm soát dịch hại, đất và dinh dưỡng, hệ thống trồng trọt, chọn giống di truyền cũng như các lĩnh vực liên quan khác. Ngoài ra, chuyên ngành này cũng trang bị cho sinh viên hệ thống các kiến thức, kỹ năng cơ bản về di truyền giống cây trồng, quản lý nông nghiệp. Qua đó, sinh viên có thể tiến hành tham gia vào các lĩnh vực công nghệ, thiết kế, quảng hoạt động nông nghiệp.
Chuyên ngành Sản xuất thực vật chủ yếu đào tạo 6 ngành học nhỏ chính, bao gồm: Nông học, làm vườn, bảo vệ thực vật, khoa học và công nghệ thực vật, khoa học và kỹ thuật hạt giống, cơ sở khoa học và kỹ thuật nông nghiệp.
1. Nông học
Mã ngành: 090101
Mục tiêu đào tạo: Nông học là ngành khoa học nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sự phát triển nông nghiệp, liên quan đến nhiều ngành khoa học như môi trường nông nghiệp, sản xuất cây trồng và vật nuôi, kỹ thuật nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp.
Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng cơ bản về sản xuất cây trồng, nhân giống di truyền cây trồng, sản xuất và quản lý hạt giống. Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành cũng sẽ được đào tạo cơ bản về các phương pháp chọn giống cây trồng, trồng trọt và canh tác.
Các môn học chính: Sinh lý thực vật, hóa sinh thực vật, ứng dụng thống kê xác suất, di truyền học, sinh thái nông nghiệp, trồng trọt và canh tác cây trồng, chăn nuôi, khoa học hạt giống, quản lý kinh tế nông nghiệp, khuyến nông,…
2. Làm vườn
Mã ngành: 090102
Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành này chủ yếu trau dồi các lý thuyết cơ bản, kỹ năng cơ bản về sinh học và nghề làm vườn. Qua đó, cử nhân chuyên ngành sẽ có cơ hội trở thành cán bộ kỹ thuật tham gia công tác tại các lĩnh vực liên quan như nông nghiệp, thương mại và quản lý vườn.
Các môn học chính: Thực vật học, sinh lý thực vật, hóa sinh thực vật, đất và hóa học nông nghiệp, khí tượng nông nghiệp, côn trùng học, nhân giống cây trồng, cơ sở làm vườn, lưu trữ và chế biến sản phẩm làm vườn, thống kê sinh học, trồng cây ăn quả, thiết kế và xây dựng các cơ sở làm vườn, …
3. Bảo vệ thực vật
Mã ngành: 090103
Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành Bảo vệ thực vật được xây dựng dựa trên cơ sở nền tảng các kiến thức về thực vật học, động vật học, vi sinh vật học, nông học và khoa học thông tin. Chuyên ngành này chủ yếu nghiên cứu sự xuất hiện và phát triển của sâu bọ gây hại, qua đó đưa ra được các phương pháp hiệu quả nhằm diệt trừ sâu bọ.
Có thể nói, đây là một chuyên ngành truyền thống trong lĩnh vực khoa học đời sống. Với việc ứng dụng các công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chuyên ngành này có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, sản xuất an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và thương mại nông sản.
Các môn học chính: Khí tượng nông nghiệp, sinh lý thực vật, trồng trọt , thống kê sinh học, côn trùng học, bảo vệ thực vật, nghiên cứu công nghệ bảo vệ thực vật…
4. Khoa học và công nghệ thực vật
Mã ngành: 090104
Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành Khoa học và công nghệ thực vật được coi là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt nghiên cứu khoa học và ứng dụng.
Về mặt nghiên cứu khoa học, đây là ngành học cơ bản góp phần xây dựng hệ sinh thái quốc gia, an toàn sản xuất thực phẩm cũng như điều chỉnh cơ cấu năng lượng. Về mặt ứng dụng, chuyên ngành này chủ yếu nghiên cứu về công nghệ sinh học hiện đại và cải tiến gen thực vật, công nghệ thông tin nông nghiệp và quản lý sản xuất thực vật, môi trường sinh thái và an toàn sản phẩm thực vật, bảo vệ thực vật, bảo quản và chế biến sản phẩm thực vật…
Các môn học chính: Thực vật học, thí nghiệm thực vật học, sinh lý thực vật, công nghệ thí nghiệm sinh lý thực vật, sinh học tế bào, di truyền học nói chung, khoa học phân bón đất, phân tích hóa chất nông nghiệp đất, đại cương vi sinh, khí tượng nông nghiệp, công nghệ sinh học thực vật, bảo vệ thực vật, giống cây trồng , trồng trọt, sản xuất thực vật, sinh học phân tử, sinh thái thực vật, hạt giống cây trồng
5. Khoa học và kỹ thuật hạt giống
Mã ngành: 090105
Mục tiêu đào tạo: Chuyên ngành này được xây dựng dựa trên kết quả của thí nghiệm di truyền thực vật và chọn giống cây trồng. Đồng thời cũng nghiên cứu các lý thuyết và công nghệ sản xuất những loại hạt giống khác nhau, các kỹ năng cơ bản về kiểm tra chất lượng và xử lý hạt giống cũng như các phương pháp đóng gói và lưu trữ nhằm cải thiện việc thương mại hóa hạt giống.
Các môn học chính: Các nguyên tắc về chọn giống cây trồng, canh tác cây trồng, sinh lý hạt giống, sản xuất giống, kiểm tra hạt giống, lưu trữ và chế biến hạt giống, quản lý hạt giống, kế toán chi phí, quan hệ công chúng, khuyến nông, nguyên tắc thương mại quốc tế, tiếp thị,…
6.Cơ sở khoa học và kỹ thuật nông nghiệp
Mã ngành: 090106
Mục tiêu đào tạo: Có thể nói, đây là một chuyên ngành nông nghiệp hiện đại khi áp dụng các công nghệ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất động vật và thực vật.
Chuyên ngành này chủ yếu trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học và xây dựng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Qua đó giúp sinh viên có các kỹ năng chuyên môn về thiết kế và quy hoạch khu nông nghiệp, quản lý sản xuất tiêu chuẩn hóa cây trồng.
Các môn học chính: Thực vật học, sinh lý thực vật, Khí tượng nông lâm kết hợp, dinh dưỡng đất và thực vật, bản vẽ kỹ thuật, cơ sở kỹ thuật môi trường, nền tảng thiết kế nông nghiệp…
Hiện nay, nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực Sản xuất thực vật đang bị thiếu hụt một cách trầm trọng. Do vậy ngành này đang có rất nhiều cơ hội với sự đa dạng nghề nghiệp để các bạn lựa chọn.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành có thể tham gia làm việc tại các vị trí sau:
Trong lĩnh vực Sản xuất thực vật, có lẽ lựa chọn tiên quyết được nhiều bạn trẻ yêu thích là tham gia công tác tại hệ thống các cơ quan, quản lí có công tác trồng trọt, khuyến nông từ cấp tỉnh thành đến cấp trung ương, thậm chí tại các địa phương, huyện và thị xã. Cụ thể là các Chi cục kinh doanh trực thuộc, trung tâm kinh doanh thực vật, trung tâm bảo vệ thực vật…
Hiện nay, cơ hội nghề nghiệp với ngành Sản xuất thực vật đã được mở rộng hơn trước rất nhiều. Do đó, sinh viên cũng có thể tham gia làm việc trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu về sử dụng nguồn thực vật có đảm bảo vệ sinh, an toàn chất lượng đã trở thành vấn đề nóng của xã hội. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành, bạn sẽ có cơ hội trở thành các chuyên viên giám sát, kiểm tra an toàn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý quy trình sử dụng thuốc trừ sâu trong các cơ sở nông, lâm nghiệp; các chi cục kiểm dịch xuất nhập khẩu; chi cục hải quan; cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật…
Để có thể theo học chuyên ngành này, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
Xếp hạng | Tên trường | Tên trường tiếng Việt | Đánh giá |
1 | 中国农业大学 | Đại học Nông nghiệp Trung Quốc | 5★+ |
2 | 华中农业大学 | Đại học Nông nghiệp Hoa Trung | 5★+ |
3 | 南京农业大学 | Đại học Nông nghiệp Nam Kinh | 5★ |
4 | 西北农林科技大学 | Đại học Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Bắc | 5★ |
5 | 浙江大学 | Đại học Chiết Giang | 5★ |
6 | 山东农业大学 | Đại học Nông nghiệp Sơn Đông | 5★ |
7 | 四川农业大学 | Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên | 5★ |
8 | 华南农业大学 | Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc | 5★ |
9 | 福建农林大学 | Đại học Nông lâm Phúc Kiến | 5★- |
10 | 河南农业大学 | Đại học Nông nghiệp Hà Nam | 5★- |
11 | 沈阳农业大学 | Đại học Nông nghiệp Thẩm Dương | 5★- |
12 | 湖南农业大学 | Đại học Nông nghiệp Hồ Nam | 5★- |
13 | 西南大学 | Đại học Tây Nam | 5★- |
14 | 河北农业大学 | Đại học Nông nghiệp Hà Bắc | 5★- |
15 | 安徽农业大学 | Đại học Nông nghiệp An Huy | 5★- |
16 | 扬州大学 | Đại học Dương Châu | 4★ |
17 | 山西农业大学 | Đại học Nông nghiệp Sơn Tây | 4★ |
18 | 海南大学 | Đại học Hải Nam | 4★ |
19 | 吉林农业大学 | Đại học Nông nghiệp Cát Lâm | 4★ |
20 | 云南农业大学 | Đại học Nông nghiệp Vân Nam | 4★ |
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc
Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc
Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc