Giao thông vận tải là một lĩnh vực kỹ thuật nghiên cứu cách bố trí và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và đường hàng không, kỹ thuật sử dụng phương tiện, kỹ thuật và điều khiển thông tin giao thông, vận hành và quản lý vận tải.
2. Theo học ngành giao thông vận tải cần phải học những gì?
STT
Tên chuyên ngành tiếng Trung
Tên chuyên ngành tiếng Việt
Mã ngành
1
交通运输
Giao thông vận tải
081801
2
交通工程
Kỹ thuật giao thông
081802
3
航海技术
Công nghệ hàng hải
081803K
4
轮机工程
Kỹ thuật hàng hải
081804K
5
飞行技术
Công nghệ chuyến bay
081805K
Ngành giao thông vận tải
Hệ đại học
Thời gian: 4 năm
Cấp bằng: Cử nhân kĩ thuật
Giới thiệu: Chuyên ngành này bồi dưỡng những nhu cầu xây dựng đáp ứng nhu cầu hiện đại và phát triển khoa học công nghệ xã hội. Sinh viên cần có nền tảng vững chắc, tố chất toàn diện, cùng với tinh thần sáng tạo và khả năng thực tiễn, để từ đó tham gia các công việc thuộc nhiều lĩnh vực như quản lý vận hành doanh nghiệp vận tải, quy hoạch và tổ chức quản lý giao thông vận tải đường bộ, vận hành và quản lý giao thông công cộng đô thị, quản lý công nghệ phương tiện giao thông đường bộ và phân tích tai nạn giao thông đường bộ.
Ngành kĩ thuật giao thông
Hệ đại học
Thời gian: 4 năm
Cấp bằng: Cử nhân kĩ thuật
Hệ thạc sĩ
Thời gian: 2 năm
Cấp bằng: Thạc sĩ chuyên ngành
Ngành kĩ thuật giao thông nghiên cứu quy luật vận hành của hệ thống giao thông vận tải, từ đó có thể tiến hành lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng vận hành hệ thống giao thông. Chuyên ngành kỹ thuật giao thông vận tải hướng tới nhu cầu phát triển giao thông vận tải hiện đại, bồi dưỡng sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Sinh viên theo học chuyên ngành này cần nắm rõ các kiến thức tổng hợp cần thiết cho việc xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải, từ đó có thể làm các công việc liên quan đến quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống giao thông vận tải.
Ngành công nghệ hàng hải
Hệ đại học
Thời gian: 4 năm
Cấp bằng: Cử nhân kĩ thuật
Ngành công nghệ hàng hải là chuyên ngành định hướng ứng dụng toàn diện, có lịch sử lâu đời, nội dung phong phú, tính thực tiễn cao và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Chuyên ngành dựa trên cơ sở các lý luận về kỹ thuật giao thông vận tải và kỹ thuật ứng dụng phương tiện vận tải, lấy thông tin hóa, số hóa, chức năng hóa làm chuyên môn phương hướng phát triển. Đồng thời, chuyên ngành còn bồi dưỡng những nhân tài có tố chất cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và quản lý ở tuyến đầu của các doanh nghiệp vận tải biển.
Ngành kĩ thuật hàng hải
Hệ đại học
Thời gian: 4 năm
Cấp bằng: Cử nhân kĩ thuật
Hệ thạc sĩ
Thời gian: 3 năm
Cấp bằng: Thạc sĩ chuyên ngành
Chuyên ngành đào tạo về thiết kế, chế tạo, sản xuất quản lý và khả năng ứng dụng máy tính vào ngành kĩ thuật hàng hải. Sinh viên chủ yếu theo học các khoá học cơ bản về khoa học tự nhiên (toán học, vật lý, hóa học), về nhân văn (ngoại ngữ, chính trị, thể dục, kinh tế, triết học,…), về khoa học công nghệ (cơ học lý thuyết, cơ học vật liệu, kĩ thuật điện, đồ họa kĩ thuật, cơ sở thực tế tính toán, chương trình ngôn ngữ cấp cao,…), công nghệ chuyên môn ( cơ học chất lưu hàng hải, cơ sở kỹ thuật nhiệt tuabin,…), khóa học chuyên môn (thiết bị điện tàu thủy, đốt cháy tuabin, động cơ phụ tàu thủy,…). Chuyên ngành kĩ thuật hàng hải đào tạo sinh viên phát triển khả năng sáng tạo và thực hành nghiên cứu, yêu cầu sinh viên trên cơ sở học tập chăm chỉ phát huy khả năng thực hành, thực tiễn.
Ngành công nghệ chuyến bay
Hệ đại học
Thời gian: 4 năm
Cấp bằng: Cử nhân kĩ thuật
Chuyên ngành bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có trách nhiệm xã hội, có tầm nhìn quốc tế và tinh thần đổi mới sáng tạo cùng khả năng tham gia vào các công việc liên quan đến quản lý và khai thác hàng không trong lĩnh vực hàng không, đáp ứng nhu cầu của hệ thống hàng không dân dụng trong thời kỳ mới, ứng dụng loại hình tổ chức bay thí điểm phù hợp với sự phát triển của hàng không dân dụng trong tương lai.
II. Cơ hội việc làm và triển vọng tương lai
Sinh viên có thể làm các công việc tại những nơi cụ thể như:
Các công ty hậu cần, công ty xe buýt, công ty taxi, công ty ô tô vận chuyển, công ty xe du lịch,…
Xưởng sửa chữa, trạm kiểm tra xe ô tô, văn phòng kinh doanh và văn phòng kiểm tra chất lượng của nhà máy sản xuất ô tô.
Phòng kinh doanh và bảo hiểm ô tô, trung tâm cứu hộ ô tô, công ty bảo hiểm.
Các trường đại học, trung học có chuyên ngành giao thông vận tải, viện nghiên cứu giao thông vận tải.
Bộ (Sở, Cục) Giao thông, Cục Quản lý giao thông công an, Phòng xây dựng đô thị, Cục Quản lý đô thị
III. Ai phù hợp với ngành Giao thông vận tải
Sinh viên muốn học tập tốt các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, trước hết cần có phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng như niềm đam mê với chuyên ngành mình đang theo học.
Đồng thời, sinh viên cần có nền tảng kiến thức vững vàng về chuyên ngành giao thông, có ý thức trau dồi học hỏi tiếp thu và thực hành kỹ thuật, cùng với tinh thần đồng đội tốt để có thể cùng nhau nghiên cứu giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản, tổng quan nhất về ngành Giao thông vận tải, về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm sau tốt nghiêp và những tố chất cần có cho ngành học. Mong rằng những chia sẻ này của Riba sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học. Chúc các bạn thành công!
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Facebook
Twitter
Email
Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!