Chuyên ngành đào tạo cơ sở lý luận về khoa học biển, với kiến thức phong phú đa dạng, có thể từ các lý luận về các lĩnh vực liên quan đến khoa học biển thực hiện nghiên cứu, nghiên cứu ứng dụng và công tác dạy học những sinh viên thế hệ mới có tố chất tốt. Các mục tiêu bồi dưỡng cụ thể là:
Có phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt, trình độ học vấn về chuyên ngành tương đối tốt
Hiểu rõ lý luận cơ bản, kiến thức và kĩ năng căn bản của ngành khoa học biển
Nắm vữngcác kĩ năng đặc biệt của lĩnh vực khoa học biển, trau dồi năng lực phân tích tổng quan khoa học biển
Thông qua lĩnh vực khoa học biển, người học có thể tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc tham gia vào công tác giảng dạy
Có tầm nhìn rộng mở mang tầm quốc tế
2 Hệ thạc sĩ
Thời gian học: 2-3 năm
Cấp bằng: Bằng thạc sĩ, chứng chỉ nghiên cứu sinh
Giới thiệu:
Hệ thạc sĩ bồi dưỡng những kiến thức chuyên ngành và lý luận cơ bản về khoa học biển, hiểu rõ động thái phát triển khoa học và đạt được trình độ cao về ngoại ngữ chuyên ngành. Đồng thời, người học có thể nắm vững công nghệ nghiên cứu thực nghiệm, có thể tự mình phát triển nghiên cứu khoa học, từ đó gặt hái được nhiều thành tựu khoa học mang tính sáng tạo.
Chuyên ngành bao gồm những kiến thức căn bản về khoa học địa cầu và hải dương học. Nghiên cứu sinh có thể nắm vững hệ thống lý luận cơ bản về khoa học đại dương, kiến thức và kĩ năng căn bản, hiểu rõ hiện trạng, phương hướng phát triển và tiền năng quốc tế của ngành khoa học. Sau khi học xong, người học có khả năng vận dụng những kiến thức chuyên ngành để giải quyết các loại câu hỏi về nghiên cứu và ứng dụng, có thể làm việc, dạy học tại các viện nghiên cứu, đơn vị kinh doanh hay các trường đại học.
3 Hệ tiến sĩ
Thời gian: 3 năm
Cấp bằng: Bằng tiến sĩ
Giới thiệu:
Hệ tiến sĩ chuyên ngành khoa học biển yêu cầu nắm vững lý luận cơ bản và kiến thức chuyên môn về hệ thống sinh vật biển, hiểu biết về hiện trạng và tiến bộ của sự phát triển trong và ngoài nước trong phạm vi sinh vật biển, và khả năng sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại để cải thiện sinh lý sinh thái và sinh học biển. Đồng thời, sinh viên được thực hiện các nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu về các chủ đề như sinh thái môi trường và công nghệ nhân giống sinh học biển. Ngoài ra, sinh viên sẽ có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học, có tư duy sáng tạo, khả năng triển khai nghiên cứu khoa học và chuyên môn về sinh học biển, trở thành chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực khoa học biển của Trung Quốc.
4. Cơ hội việc làm
Những năm gần đây, đất nước Trung Quốc đã có những chính sách hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của ngành khoa học biển và cũng đã phát triển mạnh mẽ ngành giáo dục khoa học biển. Do vậy, nhu cầu về nhân lực trong ngành khoa học biển đang tăng cao, đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của chuyên ngành này là khá tốt. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ có thể chọn một trong những công việc dưới đây để học hỏi và làm việc:
Công việc liên quan đến cơ cấu nghiên cứu khoa học hoặc học thuật, có vai trò như một trợ lý nghiên cứu
Trợ lý hành chính, kĩ thuật, nghiên cứu trong các viện bảo tàng, vườn bách thú, thủy cung,…
Nhân viên trong các công ty dầu khí, công ty quy hoạch môi trường, công ty xây dựng,… (liên quan đến lĩnh vực địa chất biển).
Việc làm trong các tổ chức xã hội như bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái,…
Việc làm trong ngành xử lý chất lượng nước và nước thải (đối với chuyên ngành vi sinh vật biển)
Việc làm trong ngành khử muối và cung cấp điện lực (đối với chuyên ngành vật lý, hóa học biển)
Trợ lý nghiên cứu trong bệnh viện, nhà máy sản xuất dược phẩm, trường y (đối với chuyên ngành sinh lý, sinh vật biển)
Việc làm trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt hải sản và các ngành công nghiệp khác (nuôi, kinh doanh sinh vật biển, cá và tài nguyên sinh vật).
Việc làm trong hiệp hội ngư dân và công ty tàu cá (đối với chuyên ngành tài nguyên biển).
II. Ngành công nghệ biển
1 Hệ đại học
Thời gian học: 4 năm
Cấp bằng: Cử nhân khoa học
Giới thiệu:
Chuyên ngành chủ yếu học tập về các lĩnh vực phát triển tài nguyên biển như tài nguyên dầu khí biển, tài nguyên biển có thể tái tạo, tài nguyên thủy sản biển, cùng với việc tận dụng các công nghệ vật lý biển căn bản. Ngoài ra, ngành công nghệ biển còn tập trung vào sự phát triển, phổ cập các thiết bị hàng hải, và các công nghệ tiên tiến cần thiết ứng dụng các lý luận, phương pháp, thành tựu cơ bản của các môn học như toán học, lực học, khoa học dụng cụ, khoa học vật liệu, kĩ thuật điện tử cùng khoa học máy tính. Chuyên ngành dựa vào phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia phân tích cơ cấu thiết bị công nghiệp, tập trung vào các ngành công việc liên quan đến dầu ngoài biển, năng lượng tái tạo biển, khử muối,…
2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành công nghệ biển có thể tham gia vào các công việc sản xuất, quản lý vận hành, phát triển và quảng bá công nghệ trong các ngành nghề liên quan đến thủy sản, thức ăn, thuốc cá và công nghệ sinh học. Chuyên ngành công nghệ biển phù hợp với các ngành nghề như kĩ sư kết cấu, dịch vụ kĩ thuật thủy sản, kĩ sư cơ khí, kĩ sư âm thanh, kĩ sư điện, kĩ sư bán hàng, hỗ trợ kĩ thuật, nhân viên công nghệ thủy sản, đại diện bán hàng, giám đốc tiêu thụ,…
Đối tượng phù hợp
Để có thể theo học chuyên ngành khoa học biển hay chuyên ngành công nghệ biển, người học cần trang bị tốt cho mình những kiến thức về khoa học biển, tinh thần tận tâm trong học tập, nghiên cứu và làm việc. Đồng thời, các kĩ năng phân tích giải quyết vấn đề, tư duy phê phán cũng cần phải học hỏi, rèn luyện. Ngoài ra, người học cần trau dồi đạo đức xã hội, phẩm chất tư tưởng tốt đẹp và niềm đam mê với chuyên ngành mình đang theo học.
Học phí trung bình tại các trường Đại học Trung Quốc cho chuyên ngành này cụ thể như sau:
Hệ Đại học: 17.000 tệ/năm
Hệ Thạc sĩ: 25.000 tệ/năm
Hệ Tiến sĩ: 33.000 tệ/năm
Như vậy, các bạn đã vừa cùng Riba tìm hiểu về chuyên ngành Khoa học biển. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích với các bạn trong việc lựa chọn cho mình một ngành học yêu thích và phù hợp để theo đuổi nhé!
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Facebook
Twitter
Email
Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!