Cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật rộng lớn và lâu đời nhất, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí.
Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng…
Ngành cơ khí gồm các chuyên ngành nhỏ là:
+ Kỹ thuật cơ khí
+ Chế tạo thiết kế cơ khí và tự động hóa
+ Kỹ thuật điều khiển và tạo hình vật liệu
+ Kỹ thuật điện tử cơ khí
+ Thiết kế công nghiệp
+ Trang bị quá trình và kỹ thuật điều khiển
+ Kỹ thuật xe
+ Kỹ thuật dịch vụ ô tô
2. Học cơ khí cần học những gì?
+ Môn học cơ sở bao gồm: Toán cao cấp, vật lý đại cương, đại số tuyến tình, lý thuyết xác suất, cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu,..
+ Môn học chuyên ngành bao gồm: Nguyên lý cơ khí, thiết kế cơ khí, bản vẽ cơ khí, vật liệu công trình, giải tích số, vi điều khiển, ngôn ngữ lập trình C cơ sở, lý thuyết điều khiển, kỹ thuật thử nghiệm đo lường, phần mềm creo, phần mềm cad,…
II.Cơ hội việc làm và triển vọng tương lai
Công việc của một kỹ sư cơ khí là gì?
+ Thiết kế thi công, lắp đặt các sản phầm cơ khí
+ Lắp đặt và vận hành máy móc – thiết bị
+ Sửa chữa và bảo hành máy móc trong nhà máy
+ Đưa ra giải pháp cải tiến máy móc – thiết bị,…
Xét về tổng thể, ngày nay với sự góp mặt của máy móc thiết bị trong hầu hết mọi ngành nghề trong xã hội thì nhu cầu đối với kỹ sư kỹ thuật cơ khí vẫn còn rất cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí có thể lựa chọn một trong những phương hướng nghề nghiệp sau:
+ Kỹ sư thiết kế kỹ thuật cơ khí
+ Kỹ sư kỹ thuật thiết bị tại công ty gang thép, luyện kim, xe ô tô, cơ điện tử,…
+ Kỹ sư kỹ thuật công nghệ cơ khí
+ Gia công cơ khí
+ Nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí
+ Nghiên cứu giảng dạy
III. Ai phù hợp với ngành cơ khí
Để học tốt, làm tốt trong chuyên ngành cơ khí này, đòi hỏi bạn cần có một số yếu tố sau:
+ Cần thận, kiên trì
+ Đam mê máy móc, kỹ thuật
+ Ham học hỏi, tìm tòi khám phá
+ Siêng năng, cần cù, có trách nhiệm với công việc
Như vậy là chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về ngành Cơ khí. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về chuyên ngành cũng như những cơ hội việc làm sau này và có những lựa chọn sáng suốt nhất để rút ngắn con đường thành công. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng chúng mình và đừng quên ủng hộ #laizhongguoliuxue ở những bài viết tiếp theo nhé!
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Facebook
Twitter
Email
Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!