Thời đại công nghiệp hiện nay được coi là thời đại của kỷ nguyên công nghệ 4.0 với sự phát triển vượt bậc của hệ thống các loại máy móc và thiết bị tiên tiến hiện đại giúp con người dễ dàng kết nối với nhau. Nhiều năm trở lại đây, đi cùng với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thì những thiết bị điện tử này được ứng dụng phổ biến hơn trong đời sống thực tiễn của con người, đồng thời góp phần to lớn trong sự nghiệp tăng trưởng nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà những ngành học có nghiên cứu chuyên sâu về thiết bị điện tử cũng dần đón nhận được đông đảo sự quan tâm của giới trẻ, trong đó không thể không nhắc đến ngành Kỹ thuật thông tin điện tử.
Nhắc đến Kỹ thuật thông tin điện tử, chắc hẳn chúng ta không còn cảm thấy quá xa lạ phải không nào? Nhưng liệu bạn hiểu thế nào về ngành Kỹ thuật thông tin điện tử? Chương trình đào tạo chuyên ngành này ra sao? Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia đảm nhiệm những công việc gì? Để có thể giải đáp những thắc mắc trên, các bạn hãy đồng hành cùng Riba ngay trong bài chia sẻ dưới đây nha!
Kỹ thuật thông tin điện tử được hiểu là ngành ứng dụng những thành quả của công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm tạo ra các thiết bị điện tử như vệ tinh, điện thoại hay là các thiết bị có sử dụng hệ thống mạng để thực hiện quá trình trao đổi thông tin liên lạc giữa mọi người với nhau.
Sự ra đời của ngành này đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Bởi vậy mà không sai khi chúng ta nhận định rằng, đây là một trong những phát minh vĩ đại giúp con người có thể nghe, nhìn cũng như truyền phát thông tin cho dù khoảng cách địa lý có xa bao nhiêu đi chăng nữa!
Chuyên ngành này chủ yếu trang bị cho sinh viên hệ thống các kiến thức cơ bản cũng như năng lực chuyên môn về Kỹ thuật thông tin điện tử.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trau dồi khả năng lắp ráp, gỡ lỗi, thiết kế các sản phẩm điện tử; khả năng cài đặt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị truyền thông; biết cách quan sát, phân tích, tổ chức điều khiển thông minh thiết bị cơ điện…Qua đó, sinh viên sẽ có cơ hội trở thành những kỹ thuật viên cao cấp tham gia làm việc tại những vị trí có liên quan.
Khi tham gia theo học chuyên ngành Kỹ thuật thông tin điện tử, sinh viên sẽ được đào tạo thông qua các môn học sau: Toán cao cấp , Đại số tuyến tính, Xác suất và thống kê, Phân tích mạch, Nền tảng về công nghệ điện tử, Công nghệ điện tử tần số cao, Công nghệ đo lường điện tử , Công nghệ truyền thông, Công nghệ phát hiện tự động , Mạng và công nghệ tự động hóa văn phòng , Công nghệ đa phương tiện, Công nghệ chip đơn, Kỹ thuật thiết kế hệ thống điện tử, Kỹ thuật tự động hóa (EDA), Kỹ thuật xử lý tín hiệu (DSP), Mạch tương tự, Mạch kỹ thuật số, Nguyên lý máy tính, Nguyên lý và ứng dụng chip đơn, Hệ thống ARM , Điều khiển tự động, Nguyên lý cảm biến,…
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành cầu đáp ứng những yêu cầu sau đây:
-Nắm vững hệ thống các kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực Kỹ thuật thông tin điện tử.
-Có năng lực thực nghiệm mạch điện tử, biết cách phân tích và thiết kế thiết bị điện tử.
-Thông thạo các phương pháp về thiết kế, tích hợp, ứng dụng và mô phỏng hệ thống thông tin trên máy tính.
-Hiểu rõ các chủ trương, chính sách và quy định liên quan đến chuyên ngành.
-Có khả năng sơ bộ để tham gia vào nghiên cứu khoa học cũng như phát triển các công nghệ mới.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật thông tin điện tử, sinh viên có thể tiến hành công tác tác tại những vị trí cụ thể như sau:
-Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống mạng viễn thông.
-Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính hay là các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại di dộng, robot, xe điều khiển từ xa…
-Kỹ sư thiết kế vi mạch điện tử tại các cơ sở doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất thiết bị thông tin điện tử.
-Nhân viên quản lý, giám sát, giải quyết toàn bộ các vấn đề kỹ thuật mà phát sinh trong quá trình sản xuất.
-Chuyên viên tư vấn, điều hành kỹ thuật trong các đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia, công ty thiết kế vi mạch điện tử…
-Nhân viên kinh doanh, bảo trì tại các cửa hàng di dộng, máy tính.
-Giảng viên giảng dạy bộ môn Kỹ thuật thông tin điện tử tại các trường cao đẳng, đại học trong nước.
Thời gian qua, thông tin điện tử luôn là một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam. Những năm gần đây, ngành này đã không ngừng phát triển cũng như tạo nhiều cơ sở thuận lợi giúp thu hút vô vàn doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào các lĩnh vực liên quan. Như vậy, điều này đã và đang mở ra rất nhiều triển vọng phát triển hơn nữa cho người học trong tương lai.
Để có thể theo học ngành Kỹ thuật thông tin điện tử, sinh viên cần phải rèn luyện cho mình những tố chất sau đây:
-Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
-Biết cách phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật.
-Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thống các thiết bị điện tử viễn thông.
-Có tính kiên trì, bền bỉ.
-Tư duy độc lập, logic, tinh thần học hỏi nghiêm túc.
-Khả năng sáng tạo phong phú.
STT | Tên tiếng Trung | Tên tiếng Việt |
1 | 体育 | Giáo dục thể chất |
2 | 大学外语 | Ngoại ngữ Đại học |
3 | 大学计算机II | Máy tính Đại học II |
4 | 思想道德修养与法律基础 | Tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và nền tảng pháp luật |
5 | 军训及军事理论 | Huấn luyện quân sự và lý thuyết quân sự |
6 | 工科数学分析 | Phân tích Toán học cho Kỹ thuật |
7 | 代数与几何 | Đại số và Hình học |
8 | 工程制图基础 | Cơ bản về Vẽ kỹ thuật |
9 | 电子信息工程专业导论 | Giới thiệu về Kỹ thuật Thông tin Điện tử |
10 | PjBL 与科技创新 | PjBL và đổi mới công nghệ |
11 | 体育 | Giáo dục thể chất |
12 | 大学外语 | Ngoại ngữ Đại học |
13 | 中国近现代史纲要 | Sơ lược lịch sử cận đại Trung Quốc |
14 | 工科数学分析 | Phân tích Toán học cho Kỹ thuật |
15 | 大学物理 II | Vật lý đại học II |
16 | 电路基础 I | Khái niệm cơ bản về mạch I |
17 | C 语言与数据结构 | Ngôn ngữ C và cấu trúc dữ liệu |
18 | 电子信息类前沿技术讲座 | Bài giảng công nghệ thông tin điện tử tiên tiến |
19 | 电子信息类实践课 I | Thông tin điện tử thực hành khóa học |
20 | 人文与社会科学限选课 | Khoa học xã hội và nhân văn hạn chế các khóa học tự chọn |
21 | 人文与社会科学限选课 | Khoa học xã hội và nhân văn hạn chế các khóa học tự chọn |
22 | 全校任选课 | Các khóa học tùy chọn cho toàn trường |
23 | 大学外语 | Ngoại ngữ Đại học |
24 | 毛泽东思想和中国特色 社会主义理论体系概论 | Tư tưởng Mao Trạch Đông và giới thiệu hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc |
25 | 体育 | Giáo dục thể chất |
26 | 概率论与数理统计 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán học |
27 | 数理方程 | Phương trình toán học |
28 | 复变函数与积分变换 | Hàm phức và phép biến đổi tích phân |
29 | 大学物理 II | Vật lý đại học II |
30 | 大学物理实验 I | Thí nghiệm Vật lý Cao đẳng I |
31 | 电子线路基础 I | Các nguyên tắc cơ bản về mạch điện tử I |
32 | 信号与系统 I | Tín hiệu và Hệ thống I |
33 | 电路基础实验 I | Thí nghiệm cơ bản về mạch I |
34 | 大学外语 | Đại học Ngoại ngữ |
35 | 马克思主义基本原理 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác |
36 | 体育 | Giáo dục thể chất |
37 | 大学物理实验 I | Thí nghiệm Vật lý Cao đẳng I |
38 | 电磁场与电磁波 II | Trường điện từ và sóng điện từ II |
39 | 数字逻辑电路与系统 I | Hệ thống và mạch logic số I |
40 | 通信电子线路 I | Mạch điện tử truyền thông I |
41 | 微机与微控制器原理 I | Nguyên lý của Vi máy tính và Vi điều khiển I |
42 | 电子信息类前沿技术讲座 | Bài giảng công nghệ thông tin điện tử tiên tiến |
43 | 电子信息类实践课 II | Thông tin điện tử Thực hành khóa II |
44 | 人文与社会科学限选课 | Khoa học xã hội và nhân văn hạn chế các khóa học tự chọn |
45 | 人文与社会科学限选课 | Khoa học xã hội và nhân văn hạn chế các khóa học tự chọn |
46 | 全校任选课 | Các khóa học tùy chọn cho toàn trường |
47 | 数字信号处理 I | Xử lý tín hiệu số I |
48 | 通信原理 II | Nguyên tắc giao tiếp II |
49 | 微波技术 II | Công nghệ vi sóng II |
50 | 随机信号分析 I | Phân tích tín hiệu ngẫu nhiên I |
51 | FPGA 数字系统设计 | Thiết kế hệ thống kỹ thuật số FPGA |
52 | 计算机通信网络 | Mạng máy tính giao tiếp |
53 | 工程训练(金工实习) | Đào tạo kỹ thuật (thực hành gia công kim loại) |
54 | 天线原理 II | Nguyên tắc ăng ten II |
55 | 无线电定位原理与技术 | Nguyên tắc và công nghệ định vị bức xạ |
56 | 雷达对抗技术 | Công nghệ đối phó radar |
57 | 雷达系统仿真 | Mô phỏng hệ thống radar |
58 | 模式识别基础 | Khái niệm cơ bản về nhận dạng mẫu |
59 | 工程训练(电子工艺实习) | Đào tạo kỹ thuật (thực hành công nghệ điện tử) |
60 | 生产实习 | Thực hành sản xuất |
61 | 数字图像处理 II(双语) | Xử lý hình ảnh kỹ thuật số II (Song ngữ) |
62 | 数字图像处理 I(双语) | Xử lý hình ảnh kỹ thuật số I (Song ngữ) |
63 | DSP 原理与应用 | Nguyên tắc và ứng dụng DSP |
64 | 电子信息类前沿技术讲座 | Bài giảng công nghệ thông tin điện tử tiên tiến |
65 | 电子信息类实践课 III | Thực hành thông tin điện tử lớp III |
66 | 全校任选课 | Các khóa học tùy chọn cho toàn trường |
67 | 全校任选课 | Các khóa học tùy chọn cho toàn trường |
68 | 软件无线电技术(双语) | Công nghệ vô tuyến phần mềm (Song ngữ) |
69 | 信息论与编码 | Lý thuyết thông tin và mã hóa |
70 | 嵌入式系统设计与实践 | Thiết kế và thực hành hệ thống nhúng |
71 | 软件工程 | Kỹ thuật phần mềm |
72 | 语音信号处理 | Xử lý tín hiệu giọng nói |
73 | 电视原理 | Nguyên lý TV |
74 | 信息论与编码 | Lý thuyết thông tin và mã hóa |
75 | 嵌入式系统 | Những hệ thống nhúng |
76 | 计算机接口技术 | Công nghệ giao diện máy tính |
77 | 语音信号处理 | Xử lý tín hiệu giọng nói |
78 | 毕业设计 | Đồ án tốt nghiệp |
STT | Tên môn học Tiếng Trung | Tên môn học Tiếng Việt |
1 | 中国特色社会主义理论与实践研究 | Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc |
2 | 研究生综合英语 | Tiếng Anh toàn diện cho sinh viên sau đại học |
3 | 专业英语 | Tiếng Anh chuyên ngành |
4 | 工程伦理 | Đạo đức kỹ thuật |
5 | 随机过程理论 | Lý thuyết quá trình ngẫu nhiên |
6 | 矩阵代数 | Đại số ma trận |
7 | 矩阵分析与应用 | Phân tích và ứng dụng ma trận |
8 | 实变与泛函 | Hiện thực hóa và chức năng |
9 | 组合数学 | Toán tổ hợp |
10 | 组合数学 | Toán tổ hợp |
11 | 变分法与几何造型 | Phương pháp biến đổi và mô hình hình học |
12 | 图论 | Lý thuyết đồ thị |
13 | 计算数论 | Lý thuyết số tính toán |
14 | 代数数论 | Lý thuyết số đại số |
15 | 最优化理论 | Lý thuyết tối ưu hóa |
16 | 最优化算法 | Thuật toán tối ưu hóa |
17 | 计算机应用数学 | Toán ứng dụng máy tính |
18 | 电子信息实践 | Thực hành thông tin điện tử |
19 | 专业实践 | Thực hành nghề nghiệp |
20 | 学位论文开题报告 | Báo cáo mở đầu luận văn |
21 | 学位论文中期进展报告 | Báo cáo tiến độ giữa kỳ của luận văn |
Trung Quốc được biết đến là quốc gia có hệ thống khoa học công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Bởi vậy mà những ngôi trường được cấp phép đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật thông tin điện tử đều là những nơi có sức cạnh tranh vô cùng lớn.
Nếu bạn đang có ý định du học ngành này tại Trung Quốc, vậy thì bạn có thể tham khảo một số ngôi trường như:
Xếp hạng | Tên trường | Tên trường tiếng Việt | Đánh giá |
1 | 电子科技大学 | Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử | 5★ |
2 | 北京邮电大学 | Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh | 5★ |
3 | 西安电子科技大学 | Đại học Khoa học Kỹ thuật điện tử Tây Bắc | 5★ |
4 | 浙江大学 | Đại học Chiết Giang | 5★ |
5 | 哈尔滨工业大学 | Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân | 5★ |
6 | 山东大学 | Đại học Sơn Đông | 5★ |
7 | 西北工业大学 | Đại học Công nghiệp Tây Bắc | 5★ |
8 | 吉林大学 | Đại học Cát Lâm | 5★ |
9 | 哈尔滨工程大学 | Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân | 5★ |
10 | 华中科技大学 | Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung | 5★ |
11 | 重庆大学 | Đại học Trùng Khánh | 5★ |
12 | 大连理工大学 | Đại học Công nghệ Đại Liên | 5★ |
13 | 北京航空航天大学 | Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh | 5★ |
14 | 南京邮电大学 | Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh | 5★ |
15 | 北京科技大学 | Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh | 5★ |
16 | 东北大学 | Đại học Đông Bắc | 5★ |
17 | 大连海事大学 | Đại học Hàng hải Đại Liên | 5★ |
18 | 福州大学 | Đại học Phúc Châu | 5★ |
19 | 长春理工大学 | Đại học Khoa học và Công nghệ Trường Xuân | 5★ |
20 | 南京理工大学 | Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh | 5★ |
Trong nhiều năm qua, đây là những ngôi trường ưu tú đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp bồi dưỡng cử nhân xuất sắc ngành Kỹ thuật thông tin điện tử. Nếu có cơ hội được nghiên cứu và học tập dưới những ngôi trường này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời đấy!
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong ngành Kỹ thuật thông tin điện tử rồi. Với những thông tin chia sẻ như trên, hy vọng rằng các bạn sẽ cảm thấy bổ ích, qua đó có thể đưa ra được những phương hướng phù hợp cho bản thân nha!
Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!
Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc
Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc
Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc