Triết học

Triết học

010101

Đánh giá trung bình

Thông tin tổng quát

Tên tiếng Trung :
哲学
Hệ Thạc sĩ :
3 năm
Hệ Đại học :
4 năm
Nhóm ngành cấp 1 :
01 哲学
Nhóm ngành cấp 2 :
0101 哲学类
Mã chuyên ngành :
010101
Tên tiếng Anh :
philosophy

Giới thiệu chuyên ngành

Mục lục

Chuyên ngành Triết học

Nói đến chuyên ngành Triết học, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng e ngại về độ khó của ngành học này. Bởi đây là một ngành học trừu tượng, đòi hỏi sự tư duy logic, và có cái nhìn đa chiều về sự vật, hiện tượng.  Nhiều bạn yêu thích ngành học này, nhưng còn khá lo ngại về ngành học, không biết cơ hội việc làm của ngành học này là sao, nên chọn môi trường nào để theo học hay chương trình học của ngành học này như thế nào? Hôm nay Riba sẽ đồng hành cùng các bạn đi tìm hiểu về ngành học và trả lời mọi thắc mắc của các bạn liên quan đến ngành học nhé.

1.Thế nào là chuyên ngành triết học?

  • Ngành Triết học (tiếng Anh là Philosophy) là ngành nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của con người, thế giới quan, sự tồn tại, quy luật, giá trị, ý thức. Ngành Triết học khác những bộ môn khác ở chỗ cách thức giải quyết vấn đề, tính phê phán và phương pháp tiếp cận có hệ thống.
  • Chương trình đào tạo ngành Triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về  Triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thế giới quan duy vật biện chứng. Triết học cung cấp các kỹ năng sống quan trọng trong cả công việc chuyên môn và đời sống cá nhân cho các sinh viên. Bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, phán đoán, kỹ năng thuyết phục và đàm phán…
triet hoc a 2024
  • Ngành Triết học trang bị cho sinh viên kiến thức ở trình độ nâng cao về triết học Mác – Lênin, về tôn giáo, mỹ học, đạo đức… cùng những tri thức thực tiễn khác giúp người học có thể tự do vận dụng vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về lý luận thực tế. Ngành học này còn đào tạo kỹ năng về phân tích, tổng kết, kỹ năng lựa chọn, tìm ra vấn đề và giải quyết một cách hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, là các kỹ năng về cách áp dụng phương pháp nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này.

2. Chương trình học của ngành Triết học

  • Các chương trình chính của chuyên ngành triết học bao gồm các môn học nền tảng,  môn học chuyên ngành và các môn học tự chọn, v.v. Các môn học cơ bản chủ yếu bao gồm nguyên lý triết học Mác, lịch sử triết học Trung Quốc, lịch sử triết học phương Tây, v.v …; các môn học chuyên ngành bao gồm triết học khoa học, đạo đức, tôn giáo, mỹ học, logic học, v.v …; các môn học tự chọn chủ yếu bao gồm giới thiệu các tác phẩm triết học nguồn cội trong và ngoài nước, dẫn dắt nguồn cội của triết học Mác.
  • Các môn học cần lựa chọn

Nguyên lí triết học Mác- Lênin

Đây là môn học bắt buộc mà sinh viên phải học khi lựa chọn khối ngành chính trị, là một phần kiến ​​thức lý luận cơ bản quan trọng của chủ nghĩa Mác mà các chuyên ngành giáo dục chính trị phải nắm vững.

Môn học này chủ yếu truyền dạy kiến thức liên quan đến chủ nghĩa duy vật Mác-Lê nin, giúp cho sinh viên nắm bắt được quan điểm, lập trường, phương pháp nền tảng của triết học chủ nghĩa Mác- Lênin; giúp cho sinh viên có cái nhìn khách quan về thế giới quan và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin; từ đó giúp cho sinh viên xây dựng được thế giới quan và nhân sinh quan một cách đúng đắn; rèn luyện sinh viên có thể vận dụng những quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lê nin đi giải quyết, phân tích những vấn đề trong cuộc sống, đồng thời cũng nâng cao năng lực tư duy và tố chất lí luận chính trị của sinh viên.Tạo cơ sở vững chắc cho sinh viên hiểu đúng về chủ nghĩa Mác, tạo dựng niềm tin với xã hội chủ nghĩa, có ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Lịch sử Triêt học Trung Quốc

Môn học này lấy vấn đề triết học làm trung tâm, chẳng hạn như vũ trụ học, phương pháp luận, nhận thức luận, v.v.  Cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản, nền tảng về 3 trường phái triết học cổ đại phổ biến của Trung Quốc, giúp chúng ta phần nào hiểu rõ các trường phái triết học cổ đại đó, nhìn nhận được cách nhìn khác nhau của 3 trường phái đối với vấn đề thế giới, xã hội và loài người.  Nội dung môn học chủ yếu giới thiệu những tư tưởng triết học của ba trường phái Nho, Lão, Phật, giải thích cơ sở vật chất của sự phát triển triết học, quá trình hình thành của triết học, vận mệnh của các thời đại Hạ, Thương, Chu, các tư tưởng thần quyền và tư tưởng Âm – Dương Ngũ hành.

Lịch sử Triết học Phương Tây

Đây là một trong những môn học chính trong chương trình học khi chúng ta chọn chuyên ngành triết học. Mục đích của môn học này là thông qua giới thiệu về lịch sử phát triển triết học phương Tây, triển khai những quan điểm triết học chính của các nhà triết gia, từ đó vạch ra những quy luật logic của triết học phương Tây, Thông qua việc tìm hiểu về lịch sử triết học phương Tây, giúp cho người học nắm bắt được kiến thức nền tảng về sự hình thành cũng như sự phát triển của triết học phương Tây, nắm bắt được tư tưởng triết lí quan trọng từ đó mở rộng hiểu biết, nâng cao lí luận thực tiện, có cái nhìn đúng đắn hoàn thiện về thế giới quan và nhân sinh quan.Ở phương Tây, triết học phát triển vào khoảng thế kỷ thứ VI Tr.CN, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại. Từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức là khoảng thời gian kéo dài trên hai ngàn năm. Các trào lưu triết học tiêu biểu trong khoảng thời gian này được chia thành các giai đoạn phát triển với những đặc điểm riêng. Triết học Hy Lạp cổ đại là nguồn gốc của triết học phương Tây được chia thành: thời kỳ trước Socrates, thời kỳ hoàng kim; thời kỳ sau Socrates, thời kỳ Hy Lạp hóa. Thời kỳ trung cổ ở phương Tây kéo dài hơn mười thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIV) là thời gian triết học bị thống trị bởi thần học. Thời kỳ phục hưng trong các thế kỷ XV, XVI là giai đoạn phục hồi của triết học. Triết học phương Tây tiếp tục phát triển rực rỡ trong thời cận đại bắt đầu từ thế kỷ XVII, được gọi là thời kỳ lý tính, sau đó sự phát triển của triết học mang một số đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, như chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, triết học khai sáng Pháp ở thế kỷ XVIII, triết học cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.

3. Mục tiêu của ngành học

– Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên môn của ngành Triết học, giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng triết học truyền thống Trung Quốc, nhằm xây dựng cho sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan một cách khoa học.

– Trên cơ sở triết học sẽ  nâng cao năng lực tư duy biện chứng duy vật, sinh viên có thể vận dụng tốt những kiến thức triết học vào việc lý giải các vấn đề của thực tiễn.

– Có thể tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc có thể chuyển đổi sang những ngành học gắn với triết học theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.

4. Triết học, một môn học thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội

triet hoc 2024
  • Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta không khỏi thắc mắc “ học triết ra trường sẽ làm gì?” khi mà nó không hề cung cấp cho chúng ta những kiến thức, những kĩ năngcụ thể để mưu sinh sau này, không giống như “ Quản trị kinh doanh” chúng ta sẽ học được kiến thức về quản lí tài chính, xây dựng hệ thống chiến lược marketing, vv ; những kiến thức mà chúng ta học được ở chuyên ngành này dường như rất mơ hồ, không có mục đích cụ thể. Điều này tạo nên tâm lí lo ngại cho chúng ta, cảm thấy đắn đo suy nghĩ khi lựa chọn ngành “ Triết học”. Điều này không hoàn toàn là sai, tuy nhiên nếu chúng ta đứng từ một góc độ khác để nhìn nhận, triết học không dạy chúng ta kĩ năng kiến thức của một công việc cụ thể nào tuy nhiên lại dạy cho chúng ta cách tư duy logic, cách giải quyết những phát sinh trong cuộc sống một cách khoa học.
  • Thực tế “ Triết học” là một môn học thách thức, đòi hỏi khả năng trí tuệ, sự nhay nhẹn, logic, muốn theo đuổi ngành học này đòi hỏi mỗi chúng ta phải kiên định đến cùng và có sự đam mê cực kì lớn. Thứ mà chúng ta nhận được từ ngành học này đó là những suy nghĩ và tư duy trưởng thành, chín chắn, giúp chúng ta linh hoạt trong xử lí các vấn đề của cuộc sống, khả năng lập luận thuyết phục, và trình bày một cách logic, có cái nhìn toàn diện về nhân sinh quan và thế giới quan; đây là những tố chất mà chắc hẳn nhà tuyển dụng nào cũng hi vọng  .

5. Học Triết học ra trường làm gì?

– Sinh viên tốt nghiệp ngành “ triết học” có thể làm các công việc sau

  • Giảng viên khoa Triết: Nếu bạn vừa yêu thích công việc dạy học, vừa có sự đam mê với bộ môn triết thì giảng viên sẽ là một vị trí tuyệt vời, hội tủ đủ cả hai sở thích của bạn. Hãy nỗ lực học tập tốt, có thể học cao hơn để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư và đi thuyết giảng ở các trường chuyên về lĩnh vực chính trị như: Học viện Chính trị, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Tư tưởng Hồ Chí Minh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền),…
  • Biên tập viên, phóng viên, xuất bản: Với lý luận chuyên môn sẵn có về ngành triết, bạn có thể sử dụng những kiến thức đó để phục vụ, làm việc trong ngành xuất bản, trở thành phóng viên, nhà báo làm việc ở các cơ quan báo chí, các tạp chí, ấn phẩm truyền thông, các đài phát thanh, truyền hình như Đài Phát thanh Hà Nội, kênh Quốc Hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, An ninh TV,…
  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Bạn thường xuyên xem thời sự và hay quan tâm các vấn đề chính trị xã hội? Sẽ thật tuyệt nếu bạn ứng dụng được những kĩ năng mà mình đã học ở môn Triết để phân tích, giải quyết, xử lí, đánh giá, đưa ra các phương pháp, biện pháp cho những vấn đề còn gây nhức nhối ở xã hội. Để làm được điều đó, hãy cố gắng rèn luyện, nỗ lực học tập, phấn đấu vào Đảng và trở thành cán bộ chính trị hoặc làm công chức, viên chức nhà nước.
  • Tham gia các tổ chức Phi chính phủ, các tổ chức Cộng đồng: Nếu bạn yêu thích những công việc liên quan đến cộng đồng, xã hội, hãy tham gia các tổ chức Phi chính phủ hoặc các Tổ chức hoạt động Xã hội, Qũy bảo trợ,… trong nước và ngoài nước. Đây là những nơi đang liên tục tuyển các nhân sự làm việc.

6. Những môn học cụ thể

7. Top các trường đào tạo chuyên ngành Triết học

Xếp hạngTên trườngTên trường tiếng ViệtĐánh giá
1中国人民大学Đại học Nhân dân Trung Quốc 5★+ 
2复旦大学Đại học Phúc Đán 5★ 
3北京大学Đại học Bắc Kinh 5★ 
4南京大学Đại học Nam Kinh 5★ 
5吉林大学Đại học Cát Lâm 5★- 
6武汉大学Đại học Vũ Hán 5★- 
7中山大学Đại học Trung Sơn 5★- 
8山西大学Đại học Sơn Tây 4★ 
9清华大学Đại học Thanh Hoa 4★ 
10华东师范大学Đại học Sư phạm Hoa Đông 4★ 
11北京师范大学Đại học Sư phạm Bắc Kinh 4★ 
12湖南师范大学Đại học Sư phạm Hồ Nam 4★ 
13黑龙江大学Đại học Hắc Long Giang 4★ 
14南开大学Đại học Nam Khai 4★ 
15山东大学Đại học Sơn Đông 4★ 
16陕西师范大学Đại học Sư phạm Thiểm Tây 3★ 
17华中科技大学Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung 3★ 
18西南大学Đại học Tây Nam 3★ 
19东南大学Đại học Đông Nam 3★ 
20浙江大学Đại học Chiết Giang 3★ 

Vậy là chúng mình đã điểm qua cho các bạn những kiến thức căn bản nhất về ngành “Triết học”, hi vọng rằng thông qua bài viết này của chúng mình sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ngành học, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất về ngành học của mình trong tương lai!

Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!

Facebook
Twitter
Email

Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com

Admin: Trần Ngọc Duy

Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc

Yêu Tiếng Trung

Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc

Tổng quan

656 Views
0 Rating
1 Favorite
0 Share

Nhóm ngành cấp 2