Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người cũng trở nên phức tạp hơn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của con người như áp lực công việc, áp lực tiền bạc, áp lực về các mối quan hệ,… Chính thế ngày nay ngành tâm lý học đã được chú trọng hơn rất nhiều. Hôm nay hãy đồng hành cùng Riba tìm hiểu về ngành học này nhé!
Giới thiệu chuyên ngành Tâm lý học
Ngành Tâm lý học tên tiếng Anh là Psychology, là một môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng tâm lý của con người cùng với chức năng tinh thần và hoạt động hành vi dưới sự ảnh hưởng của nó, tâm lý học cũng nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và quy luật hoạt động của các hiện tượng tâm lý.
Tâm lý học bao gồm tâm lý học nền tảng và tâm lý học ứng dụng, đề cập đến các lĩnh vực như tri giác, nhận thức, cảm xúc, tư duy, nhân cách, hành vi, quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người, IQ, tính cách… cùng với sự nảy sinh quan hệ của các lĩnh vực trên với các lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày như gia đình, giáo dục, sức khỏe, xã hội,…
Một mặt tâm lý học thử dùng hoạt động của đại não để giải thích hành vi cơ bản và kỹ năng tâm lý của cá thể, đồng thời tâm lý học cũng thử giải thích vai trò của kỹ năng tâm lý cá thể trong hành vi và động lực xã hội.
Chuyên ngành nhỏ: Trong tâm lý học có hai chuyên ngành nhỏ đó là tâm lý học và tâm lý học ứng dụng.
Học tâm lý học cần học những môn nào?
Ngoại trừ những môn học chung mà trường đại học yêu cầu, sinh viên theo học ngành tâm lý học thường phải học những môn sau: Tâm lý học phổ thông, tâm lý học thực nghiệm, thống kê tâm lý học, đo lường tâm lý, tâm lý xã hội học, tâm lý sinh lý, tâm lý giáo dục, tâm lý nhân cách, lịch sử tâm lý học, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học đường, giải phẫu, …
Cơ hội việc làm và triển vọng tương lai
Kinh tế – xã hội càng phát triển, nhận thức của con người đối với thế giới nội tâm ngày càng được chú trọng, cùng với đó các chứng bệnh về tâm lý cũng trở nên phổ biến hơn, vả lại cái nhìn của các nước châu Á chúng ta đối với các chứng bệnh tâm lý cũng ít khắt khe và kỳ thị hơn, chính vì lẽ đó đã mở ra cơ hội và tương lai cho ngành tâm lý học.
Ngành tâm lý học có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, hoạt động tâm lý cũng không thể tách rời với cuộc sống con người. Vậy nên lựa chọn việc làm sau khi ra trường của sinh viên theo học tâm lý học cũng khá đa dạng, phải kể đển như:
+ Bác sĩ tâm lý
+ Nhà phân tích tâm lý
+ Chuyên viên Tham vấn tâm lý
+ Chuyên viên Trị liệu tâm lý
+ Nhân viên chăm sóc khách hàng
+ Marketing
+ Nhân viên quản lý nhân sự
+ Giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu…
+ Công chức nhà nước, ví dụ như giám ngục, hải quan.
Đối tượng phù hợp với ngành tâm lý học?
Với một ngành đặc biệt như tâm lý học, việc bạn có những tố chất cơ bản phù hợp với chuyên ngành này là một yếu tố tương đối quan trọng. Vậy những yêu tố đó là gì?
+ Ham học hỏi, thích khám phá thế giới tâm lý bí ẩn.
+ Khả năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm
+ Sự kiên nhẫn, khéo léo, hòa nhã
+ Có một sự mẫn cảm, nhanh nhạy nhất định
+ Kỹ năng giao tiếp….
Trên thực tế, việc trang bị cho mình những kiến thức về tâm lý là vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp chúng ta có thể tránh được những yếu tố nguy cơ để giảm thiểu khả năng mắc các chứng bệnh tâm lý. Thế nên những yếu tố trên chỉ là những yếu tố tương đối quan trọng chứ không phải yếu tố quyết định cho việc bạn theo học chuyên ngành Tâm lý hay không.