Kiểm toán

Kiểm toán

120207

Đánh giá trung bình

Thông tin tổng quát

Tên tiếng Trung :
审计学
Hệ Thạc sĩ :
3 năm
Hệ Đại học :
4 năm
Mã chuyên ngành :
120207
Tên tiếng Anh :
Audit Sector

Giới thiệu chuyên ngành

Mục lục

NGÀNH KIỂM TOÁN

Như chúng ta đã biết, chúng ta đang sống trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, thời kì bùng nổ công nghệ 4.0, hoạt động kinh tế giao thương giữa các nước ngày càng diễn ra sôi nổi. Đây cũng là cơ hội để cho các ngành kinh tế , khoa học như “ Quản trị kinh doanh”, “ Quản lí nhân lực”, “ Công nghệ thông tin” phát triển mạnh mẽ. Trong chuyên ngành “ Quản trị kinh doanh”, một trong những ngành đầy tiềm năng đó là ngành “ kiểm toán”. Có nhiều bạn trẻ yêu thích ngành học này, tuy nhiên chúng ta còn khá băn khoăn, lo lắng, do dự khi chưa hiểu tường tận về ngành học, chương trình học như thế nào, nên chọn trường nào để theo học hay cơ hội, triển vọng việc làm trong tương lai ra sao, cùng vô vàn những câu hỏi khác nữa. Để giải đáp thắc mắc, cũng như giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học, hôm nay hãy cùng Riba đi tìm hiểu tường tận về ngành học này nhé!

Kiểm Toán

Thế nào là ngành Kiểm toán?

Kiểm toán (tiếng Anh là Audit) là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

 Là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng của kiểm toán, do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.

Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó

Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.

Phân loại kiểm toán theo chủ thể thì kiểm toán có 3 loại là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

Chương trình đào tạo ngành học

Các môn học chủ yếu là  Kinh tế, Thống kê, Quản lý, Nguyên tắc Kế toán, Kế toán Tài chính Trung cấp, Kế toán Tài chính Nâng cao, Kế toán Chi phí, Các Nguyên tắc Kiểm toán, Kiểm toán Tài chính Doanh nghiệp, Thực hành Kiểm toán, Kiểm toán Lợi ích Kinh tế, Các Quy định Kiểm toán, Kiểm toán nội bộ, kiểm toán xã hội, luật kinh tế, luật thuế

Mục tiêu, yêu cầu đối với ngành học

  • Mục tiêu ngành học : Ngànhhọc đào tạo những cử nhân có đầy đủ năng lực và kiến thức về ngành quản lí, kinh tế, pháp luật, kế toán; có thể làm việc tại các cơ quan kiểm toán quốc gia, tổ chức kiểm phán xã hội hoặc có thể làm việc tại các trường học, trung tâm nghiên cứu về kiểm toán.
  • Yêu cầu của ngành học: Sinh viên của chuyên ngành này chủ yếu học lý thuyết và kiến ​​thức cơ bản về kế toán và kiểm toán, được đào tạo cơ bản về phương pháp và kỹ thuật kế toán, kiểm toán, có khả năng cơ bản để phân tích và giải quyết các vấn đề kế toán và kiểm toán.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cần có được những kiến ​​thức và khả năng sau:

  1. Nắm vững một cách hệ thống lý thuyết kiểm toán cơ bản, kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động;
  2. Nắm vững các phương pháp phân tích định tính và định lượng trong kiểm toán;
  3. Am hiểu các quy định, chính sách quốc gia có liên quan, hiểu rõ thực trạng và xu hướng phát triển của các ngành kiểm toán trong và ngoài nước;
  4. Có khả năng sử dụng máy tính để giải quyết các công việc liên quan đến kế toán, kiểm toán, đặc biệt có kỹ năng điều tra, nghiên cứu, phân tích toàn diện và giải quyết vấn đề thực tế, trình độ ngoại ngữ và ngoại ngữ vững vàng;
  5. Hiểu được xu hướng phát triển của môn học;
  6. Nắm vững các phương pháp cơ bản về truy xuất tài liệu và truy vấn dữ liệu, có năng lực nghiên cứu khoa học và làm việc thực tế nhất định.

Cơ hội việc làm ngành Kiểm toán

Ngành Kiểm toán hiện nay đang là một ngành học rất “hot”, bởi cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kiểm toán dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước nếu đủ năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ làm các công việc chính của kiểm toán viên:

  1. Lập kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
  2. Xây dựng chương trình kiểm toán: xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

  3. Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm…

  4. Ghi chép các phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.

  5. Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.

Với những công việc như trên, kiểm toán viên sẽ làm việc tại các vị trí:

  1. Kiểm toán nội bộ: làm việc trong bộ phận kiểm toán trực thuộc một công ty, tổ chức, cơ quan…
  2. Kiểm toán độc lập tại các công ty, văn phòng làm các dịch vụ, tư vấn về kiểm toán cho các công ty, doanh nghiệp cần đến hoạt động kiểm toán.
  3. Cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là một tổ chức cơ quan hành chính tương đương Bộ có quyền kiểm soát các Bộ khác trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vay nợ, sử dụng ngân sách nhà nước…

Mức lương trung bình của ngành Kiểm toán

Tùy thuộc vào kinh nghiệm mà mức đãi ngộ của ngành này cũng khác nhau

– Trong đó đối với những sinh viên vừa ra trường lương thường rơi vào khoảng 4100 tệ ( tương đương khoảng 15 triệu), với những người có kinh nghiệm từ 1-3 năm mức lương là 6030 tệ ( khoảng 21 triệu), đối với những người kinh nghiệm 3-5 năm khoảng 9330 tệ, đối với những người kinh nghiệm 5-10 năm khoảng 13760 tệ.

– Nếu lựa chọn làm kiểm toán ở các công ty tài chính, đầu tư, chứng khoán thì mức lương cao nhất, ngoài ra lựa chọn  làm việc ở khu vực Thượng Hải  thường được trả mức lương khá cao.

– Thu nhập bình quân hàng năm của ngành này rơi vào mức khoảng 100 nghìn tệ.

Các môn học cụ thể

Top trường đào tạo chuyên ngành Kiểm toán

Xếp hạngTên trườngTên trường tiếng ViệtĐánh giá
1南京审计大学Đại học Kiểm toán Nam Kinh 5★+ 
2南京财经大学Đại học Kinh tế Tài chính Nam Kinh 5★ 
3广东财经大学Đại học Kinh tế Tài chính Quảng Đông 5★ 
4太原学院Đại học Thái Nguyên 5★ 
5浙江财经大学Đại học Kinh tế Tài chính Chiết Giang 5★ 
6上海对外经贸大学Đại học Kinh tế thương mại đối ngoại Thượng Hải 5★ 
7西南财经大学Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam 5★ 
8河北经贸大学Đại học Kinh tế và Kinh doanh Hà Bắc 5★- 
9山东管理学院Học viện Quản lý Sơn Đông 5★- 
10浙江工商大学Đại học Công thương Chiết Giang 5★- 
11山东财经大学Đại học Kinh tế Tài chính Sơn Đông 5★- 
12郑州航空工业管理学院Học viện Quản lý Công nghiệp Hàng không Trịnh Châu 5★- 
13上海立信会计金融学院Đại học Tài chính Kế toán Lập Tín Thượng Hải 5★- 
14郑州商学院Đại học Kinh doanh Trịnh Châu 5★- 
15广东外语外贸大学Đại học Ngoại ngữ ngoại thương Quảng Đông 5★- 
16兰州财经大学Đại học Tài chính Kinh tế Lan Châu 4★ 
17广州商学院Học viện Kinh doanh Quảng Châu 4★ 
18西南政法大学Đại học Chính pháp Tây Nam 4★ 
19四川师范大学Đại học Sư phạm Tứ Xuyên 4★ 
20天津财经大学Đại học Tài chính Kinh tế Thiên Tân 4★ 

Như vậy chúng mình đã vừa điểm qua cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Kiểm toán. Hi vọng thông qua bài viết của chúng mình sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về ngành học, hiểu rõ hơn về chương trình học cũng như cơ hội việc làm mà ngành học đem lại từ đó đưa ra quyết định chính xác về ngành học tương lai cho bản thân mình. Nếu bạn yêu thíc công việc này thì đừng ngần ngại mà đăng kí ngành học này nhé!

Hãy Like bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé ^^!

Facebook
Twitter
Email

Đừng quên dành tặng cho chúng mình 1 Like nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection By Dmca.com

Admin: Trần Ngọc Duy

Admin Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tự Apply học bổng Trung Quốc

Yêu Tiếng Trung

Group chia sẻ kiến thức, cùng nhau học tập tiếng Trung Quốc

Tổng quan

930 Views
0 Rating
0 Favorite
0 Share

Ngành cấp 1

Nhóm ngành cấp 2